A A+
Kỷ yếu tổng kết Dự án BOOST
[ Ngày đăng: 26/11/2014 8:47:50 SA, lượt xem: 2200 ]

 

 

 

 

 

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Dự án “Tạo cơ hội mở cho giảng viên và sinh viên” (BOOST) nhận được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Phần Lan, với mục đích tạo cơ hội mở cho giảng viên và sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị. Dự án này tạo môi trường dạy – học mở bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; phát triển hợp tác với thị trường lao động thông qua học tập dựa trên dự án và xây dựng mạng lưới với các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và các tổ chức phi chính phủ.

Dự án BOOST gồm các đối tác: Đại học Khoa học Ứng dụng Jyvaskyla, Đại học Khoa học Ứng dụng Hamelina, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - cung cấp các chuyên gia; Trường CĐSP Quảng Trị - đơn vị thụ hưởng Dự án.

Dự án BOOST đã góp phần làm thay đổi diện mạo Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị: Đội ngũ cán bộ quản lý có thêm những kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng tốt hơn những thách thức của cải cách giáo dục đại học đang diễn ra ở Việt Nam; giảng viên đã lĩnh hội được các phương pháp và kỹ năng mới; sinh viên được thụ hưởng từ những thay đổi theo hướng tích cực của giảng viên; cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường tạo cơ hội cho cán bộ giảng viên và sinh viên thuận tiện trong công tác, giảng dạy và học tập.

Kỷ yếu Hội thảo tổng kết Dự án BOOST chọn lọc và công bố những bài viết tiêu biểu trong việc áp dụng những phương pháp dạy học mới, những kỹ năng đánh giá, kỹ năng hợp tác với môi trường làm việc, đã lĩnh hội từ Dự án.

Trong quá trình thực hiện, khó tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập rất mong quý độc giả đón nhận bằng sự sẻ chia và đồng cảm.

 BAN BIÊN TẬP

 PREFACE

The Project on "Building open opportunities for students and teachers" (BOOST) was funded by the Ministry for Foreign Affairs of Finland, which aimed tobuild open opportunities for students and teachers of Quang Tri Teacher Training College (QTTTC). This Project focused on building an open teaching and learning environment by utilising the Information Technology and Communication in education, developing the cooperation with the labour market through project-based learning, and building a cooperation network with enterprises, universities, colleges and non-governmental organizations.

BOOST Project partners include: Jyväskylä University of Applied Sciences, Hamelina University of Applied Sciences, Hue University’s College University of Education, Ho Chi Minh City University of Technical Education –expert assistance providers; QTTTC - the project beneficiary.

BOOST Project has contributed to changing the face of QTTTC in the following facets: Staff’s skills of leadership and management have been enhanced to better meet the challenges of higher education reforms in Vietnam; Teachers have acquired new skills and methods; Students have gained benefits from the positive changes of the teachers; School facilities have been improved, which facilitate teachers and students in teaching and learning process.

In this Proceedings, the Editorial Board selected and published the typical articles which reflect the project process and provide a snapshot of what teachers and students of QTTTC have received from the Project: new teaching methods, skills of assessment and cooperation with working life.

It is inevitable that there are certain errorsand mistakes in this Proceedings, the Editorial Board would like to welcome any suggestions and comments from the readers.

                                                                          EDITORIAL BOARD

*************************************************

BAN BIÊN TẬP

Trưởng ban biên tập: TS. Lê Thị Hương – Hiệu trưởng

Phó ban biên tập: ThS. Trương Hữu Đẳng – Phó Hiệu trưởng

 

BIÊN TẬP NỘI DUNG

TS. Đoàn Quốc Khoa - ThS. Dương Thị Mỹ Lệ - ThS. Võ Văn Luyến –

ThS. Hoàng Ái Mỹ - TS. Võ Văn Quân – TS. Trương Đình Thăng –

ThS. Hồ Xuân Thắng – ThS. Cáp Xuân Tuấn

 

BIÊN DỊCH

ThS. Trịnh Đình Hải – ThS. Nguyễn Thị Xuân Lam - ThS. Dương Thị Mỹ Lệ - ThS. Nguyễn Thị Thu Lệ - TS. Trương Đình Thăng

 

KỸ THUẬT VI TÍNH

ThS. Nguyễn Phong – ThS. Phan Chí Thành – ThS. Phạm Thị Trinh

 

TRÌNH BÀY BÌA

Họa sỹ Nguyễn Thanh Thái 


TẬP CÁC BÀI BÁO THAM GIA KỶ YẾU

**********************

 

 TỪ DỰ ÁN VIETVOC ĐẾN DỰ ÁN BOOST[1]

TRƯƠNG HỮU ĐẲNG[2]

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Ở Việt Nam, từ năm 1991 đã xuất hiện ý tưởng: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, là sự đầu tư có hiệu quả nhất” trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuyên gia giáo dục và kinh tế. Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, khẳng định: “Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những đòn bẩy mang tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là yếu tố cần thiết cho việc phát triển xã hội và phát triển kinh tế bền vững” [1].

Thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nền giáo dục Việt Nam dù đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhưng nhìn chung vẫn rất chậm tiến so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Giữa lúc giáo dục – đào tạo địa phương đang gặp nhiều vướng mắc thì các dự án đầu tư trở thành một lối mở khả dĩ để đẩy nhanh lộ trình đổi mới giáo dục – đào tạo.

FROM VIETVOC PROJECT TO BOOST PROJECT

TRUONG HUU DANG

Quang Tri Teacher Training College

 Local Project Manager

In Vietnam, since 1991, there has been existing the idea of "investing in education is investing for growth and is the most effective investment" amongst leaders, managers, educational and economic experts. Vietnam’s Education and Training Development Strategy for 2001-2010 indicates that: "The high quality of human resources is the main conditions for pushing up the industrialisation and modernisation and the key for social development and sustainable economic growth "[1].

Until the last decade of the twentieth century, although having gained the important achievements in improving people's intellection, training human resources, nurturing and fostering talents, our country’s education and training sector is still backward compared to many countries in the region and the world. While local education and training sector is facing many difficulties, seeking assistance from the development projects is a feasible approach to accelerate the development of education and training. 

[1] VIETVOC: Viet Nam vocational (Dự án đào tạo nghề); BOOST: Building open opportunities for students and teachers (Tạo cơ hội mở cho giảng viên và sinh viên)

[2]  Trưởng ban Điều hành Dự án BOOST


  SELF- ASSESSMENT AS A PART OF ORGANISATIONAL CAPACITY DEVELOPMENT

 IRMELI MAUNONEN-ESKELINEN[1],

JAMK University of Applied Sciences

MARTTI MAJURI[2],

HAMK University of Applied Sciences,

This article discusses the basic idea of self-assessment in organisational capacity building in the context of the BOOST project. The BOOST (Building Open Opportunities for Students and Teachers in Vietnam) , which was funded by the Ministry of Foreign Affairs, Finland, facilitated the capacity development of Quang Tri Teacher Training College. One component of the project was to strengthen self-assessment in the college.  The self-assessment process focused mainly on two broad development areas:  development of eLearning and partnerships for learning.  

Quang Tri province is located in North Central Coast Vietnam, which still is one of the poorest areas in Vietnam. Even though the economic development in Vietnam has taken a giant leap since the  introduction of theDoimoi policy, the economic development strategy has not decreased the gap among regions in Vietnam (Hoang Van &Mitsuyasu, 2013, 325). According to the statistics, the poverty rate in Vietnam has been significantly reduced from 58% in 1993 to 14% in 2008. However, inequalities between the rich and the poor, the lowlands and the highlands, the rural and the urban, as well as the ethnic lines or among difference regions still exist (Rudengren et. al. 2012). Hoang Vam&Mitsuyasu (2013, 333-334) suggest that in order to reduce the gaps and increase equality, the following matters should be focused on: 1) improving the education in rural areas, prioritizing vocational trainings for the rural labors to provide working skills, improving and strengthening diverse ethnic groups’ access to education; 2) increasing the production of the cash crops, fishery; 3) improving the infrastructure facilities, and 4) strengthening economic empowerments for poorer regions by creating the linkages between rural and urban areas, the less developed to developed regions and the ethnic minority with the majority.

[1] JAMK University of Applied Sciences, Teacher Education College, Jyväskylä, Finland

[2] HAMK University of Applied Sciences, Professional Teacher Education,Hämeenlinna, Finland

 TỰ ĐÁNH GIÁ NHƯ LÀ MỘT PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC

IRMELI MAUNONEN-ESKELINEN[1]

Trường Đại học Khoa học Ứng dụng JAMK, Jyväskylä, Phần Lan

MARTTI MAJURI[2]

Trường Đại học Khoa học Ứng dụng HAMK, Hameenlinna, Phần Lan

Bài viết này đề cập về những vấn đề cơ bản của công tác tự đánh giá trong việc xây dựng năng lực của tổ chức lấy Dự án BOOST làm bối cảnh. Dự án BOOST (Xây dựng Cơ hội mở cho Sinh viên và Giáo viên tại Việt Nam), được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Phần Lan, thực hiện tại Trường CĐSP Quảng Trị nhằm tăng cường năng lực phát triển cho nhà trường. Một phần nội dung của Dự án là nâng cao công tác tự đánh giá. Quá trình tự đánh giá chủ yếu tập trung vào hai mảng phát triển: phát triển e-Learning và phát triển quan hệ đối tác phục vụ học tập.

Tỉnh Quảng Trị nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, vẫn là một trong những vùng nghèo Việt Nam. Mặc dù nền kinh tế đã có những bước nhảy vọt lớn từ khi các chính sách Đổi mới của Việt Nam được thực hiện, chiến lược phát triển kinh tế đã không làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng (Hoàng Văn & Mitsuyasu, 2013, 325). Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống còn 14% trong năm 2008. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, giữa vùng đồng bằng và cao nguyên, nông thôn và thành thị, giữa các sắc tộc khác nhau hoặc giữa các vùng vẫn còn tồn tại (Rudengren et. al. 2012). Nghiên cứu của Hoàng Vàm và Mitsuyasu (2013, 333-334) cho rằng để giảm khoảng cách và gia tăng bình đẳng, các vấn đề sau đây cần được thực hiện: 1) cải thiện giáo dục ở nông thôn, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn để cung cấp các kỹ năng làm việc, cải thiện và tăng cường sự tiếp cận giáo dục cho các dân tộc khác nhau; 2) tăng cường phát triển cây công nghiệp và thủy sản; 3) cải thiện cơ sở hạ tầng; 4) tăng cường năng lực tự chủ kinh tế cho khu vực nghèo hơn bằng cách tạo ra các mối liên kết giữa nông thôn và thành thị, giữa khu vực kém phát triển với các khu vực phát triển, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc chiếm đa số.

[1] Giảng viên chính, giám đốc dự án

[2] Chuyên gia, giám đốc nghiên cứu


ELEARNING – THE OPPORTUNITY OF QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGETO DIVERSIFY LEARNING POSSIBILITIES

TERTSUNEN TAUNO[1]

HAMK University of Applied Sciences

Information and Communication Technology (ICT) in Education or elearning is an opportunity but it is also a challenge for training organizations and its staff. The whole staff of the training organization must rethink their working to take advantage of elearning. Elearning is not only Information and Communication Technology – technological or learning environmental view of learning. Pedagogical view in elearningis as important as technological view.

[1] Senior Lecturer, M.Ed. and IT Engineer
HAMK University of Applied Sciences / Professional Teacher Education Unit

DẠY HỌC E-LEARNING – CƠ HỘI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ NHẰM ĐA DẠNG HÓA CƠ HỘI TIẾP CẬN HỌC TẬP

TERTSUNEN TAUNO[1]

Đại học Khoa học Ứng dụng HAMK

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) trong giáo dục và dạy học E-learning là một cơ hội và cũng là thách thức đối với các tổ chức đào tạo và đội ngũ giáo viên. Tận dụng lợi thế của dạy học E-learning trong các tổ chức đào tạo là trách nhiệm chung của toàn bộ đội ngũ giảng dạy. Dạy học E-learning không chỉ là Công nghệ Thông tin và Truyền thông- tức là quan điểm môi trường công nghệ trong dạy học E-learning - mà phải xem quan điểm sư phạm trong dạy học E-learning cũng phải quan trọng như quan điểm về mặt công nghệ.

[1] Giảng viên chính, chuyên gia


 AIMING FOR PARTNERSHIP – INITIAL STEPS IN THE CO-OPERATION BETWEEN EDUCATION AND WORKING LIFE AT QTTTC

KAIJA HANNULA[1]

TUIJA RAUTIO[2]

JAMK University of Applied Sciences

This article reviews the development of co-operation between education and working life as part of the BOOST (Building Open Opportunities for Students and Teachers) project funded by the Finnish Ministry of Foreign Affairs. The project was carried out at Quang Tri Teacher Training College in Dong Ha, Vietnam in 2013–2014. One of the project’s goals was to increase co-operation between the college and local business life, finding new pedagogical solutions by extending learning environments from the college to the workplace.

[1] JAMK University of Applied Sciences, Teacher Education College, Jyväskylä, Finland

[2] JAMK University of Applied Sciences, Teacher Education College, Jyväskylä, Finland


HƯỚNG TỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC – TIỀN ĐỀ ĐỂ THIẾT LẬP QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA GIÁO DỤC VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ

KAIJA HANNULA[1]

Đại học Khoa học Ứng dụng JAMK

TUIJA RAUTIO[2]

Khoa Sư phạm, Jyväskylä, Phần Lan

Bài báo này đánh giá sự phát triển trong lĩnh vực hợp tác giáo dục với môi trường làm việc, là một phần trong Dự án BOOST (Dự án Tạo cơ hội mở cho sinh viên và giáo viên) được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Phần Lan. Dự án được thực hiện tại Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị, thành phố Đông Hà, Việt Nam giai đoạn 2013-2014. Một trong những mục tiêu của Dự án là tăng cường hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp địa phương, tìm kiếm các giải pháp sư phạm mới bằng cách mở rộng môi trường học tập từ trường học đến nơi làm việc.

[1] Giảng viên cao cấp, chuyên gia

[2] Giảng viên cao cấp, chuyên gia


NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRƯỜNG ĐHSP HUẾ ĐỐI VỚI DỰ ÁN HỢP TÁC “TẠO CƠ HỘI MỞ CHO GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN Ở VIỆT NAM”

NGUYỄN THÁM[1]

TRẦN VUI[2]

Trường Đại học Sư phạm Huế

Tiếp nối sự thành công của các dự án trước đây, trường Đại học JAMK và Đại học HAMK đã ký một biên bản ghi nhớ liên quan đến dự án "Xây dựng cơ hội mở cho sinh viên và giáo viên Việt Nam - BOOST" với trường CĐSP Quảng Trị, trường ĐHSP Huế và trường Đại học sư phạm kỹ thuật -thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012. Trọng tâm của dự án là tạo môi trường dạy và học mới cho giảng viên - sinh viên bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục có hiệu quả hơn và phát triển hợp tác với thị trường lao động thông qua học tập dựa trên dự án. Phương pháp hỗ trợ tiếp cận, phát triển năng lực trong dự án là trường Đại học JAMK, HAMK, trường ĐHSP Huế, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHKT) thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho trường CĐSP Quảng Trị phát triển thông qua đào tạo đội ngũ giảng viên. Các đội được hỗ trợ thông qua các cuộc hội thảo về công tác phát triển và các đội phát triển sẽ hướng dẫn cho những thành viên khác của trường CĐSP Quảng Trị những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực đã được xác định. 

[1] PGS.TS, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Huế.

[2] PGS.TS, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế, trường Đại học Sư phạm Huế.


HUCE CONTRIBUTIONS TO THE COLLABORATIVE PROJECTS  “BUILDING OPEN OPPORTUNITIES FOR STUDENTS AND TEACHERS OF VIETNAM” 

NGUYEN THAM[1]

TRAN VUI[2]

Hue University’s College of Education

When QTTTC receive the support from JAMK University of Applied Science and HAMK University of Applied Science, Finland through the project “Improving educational leadership and management capacity of the Quang Tri Teacher Training College, Vietnam” in 2010, HUCE actively participated to assist the sister college. From the very first effort in calling the Finland Ministry of Foreign Affairs approval for the project, to the implementation stage, HUCE had contribute greatly both in terms of contributing developing ideas, providing experts to give lectures and share the work with QTTTC, to collaboratively organizing workshops. During the preparation and the implementation phase of the project, HUCE played the role of the main partner in the region providing specialist in helping the beneficiary institution Quang Tri Teacher Training College, contribute to gain the fruitful results.

Continue the success of the previous project, JAMK University, and HAMK University signed another memorandum of understanding with QTTTC, HUCE and UTE (University of Technical Education–Ho Chi Minh city) regarding the project “Building Open Opportunities for  Students and Teachers of Vietnam - BOOST” in 2012. The focus of the project is to open up new teaching and learning environment for teachers and students by using ICT in education more effectively and developing cooperation with the labour market through project-based learning. The approach capacity development during the project is that JAMK and HAMK together with HUCE and UTE HCMC facilitate QTTTC in the development work through Training of Trainers approach. The teams are supported through workshops during the development work and tutoring for the other staff members of QTTC in relation to the defined areas. 

[1] Assoc. Prof. Dr, Hue University’s College of Education

[2] Assoc. Prof. Dr,Hue University’s College of Education


THỬ NGHIỆM BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỚI MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP

ĐỖ VĂN DŨNG[1]

NGUYỄN BÁ HẢI[2]

NGUYỄN ANH TUẤN[3]

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM

Tóm tắt

Bài báo này trình bày những kỹ thuật tổ chức dạy học kết hợp (blended learning) và thử nghiệm thực tế trong 3 khóa học bồi dưỡng giáo viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị trong khuôn khổ dự án BOOTS, hợp tác giữa ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, ĐH Sư phạm Huế, ĐH JAMK và HAMK, Phần Lan từ năm 2012 đến 2014. Quá trình tổ chức thực hiện và những bài học, kinh nghiệm rút ra sau các khóa học thử nghiệm được phân tích và đúc kết dựa trên những số liệu thu thập từ các học viên tham gia từ khóa học và các giáo viên phụ trách lớp 3 lớp học này. Kết quả chỉ ra rằng: ngoại trừ một số môi trường và nhận thức ở mức cao đặc thù, với điều kiện và văn hóa học tập hiện nay tại các sơ sở đào tạo, mô hình đào tạo phù hợp không phải là dạy học trực tuyến hoàn toàn mà là sự kết hợp (blended) phù hợp của dạy học trực tuyến và dạy học trực diện truyền thống, cơ sở hạ tầng mạng, điều kiện triển khai học tập và tư duy tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá phải đi trước một bước trong dạy học số.

[1] PGS.TS, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

[2] Tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

[3] Thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

  PILOTING TEACHER TRAINING WITH THE MODEL OF BLENDED LEARNING

DO VAN DUNG

NGUYEN BA HAI

NGUYEN ANH TUAN

                                              University of Technical Education, Ho Chi Minh City

Abstract

This paper presents the techniques of the blended learning and implementation  of three e-courses for teacher training at Quang Tri Teacher Training College in the framework of the project BOOTS in collaboration between University of Technical Education, Ho Chi Minh City, Hue Pedagogical University, JAMK and HAMK University, Finland from 2012 to 2014.

The process of implementation and the lessons learned after the course experiment were analyzed and made conclusions based on the data collected from the participants of the course and the teachers in charge of these 3 classes.

 The results indicate that except for some environmental and cognitive characteristics at high levels, with the conditions and current learning culture in educational and training organizations, the suitable training model is not online learning but blended learning combined between online and traditional learning, network infrastructure, learning conditions and training organization, testing and assessment must take one step forward in the e - teaching.


ĐÁNH GIÁ VIỆC DẠY HỌC DỰA TRÊN E-LEARNING Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ – TỪ GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Với dự án “Xây dựng cơ hội học tập mở cho sinh viên và giáo viên” được sự tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Phần Lan, trong năm học 2013-2014, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị đã tiến hành thí điểm việc dạy học dựa trên Electronic Learning (E-Learning). Chương trình do một số giảng viên tham gia Dự án trong đội Công nghệ Thông tin thực hiện và bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định đáng ghi nhận. Bài viết này chúng tôi đề cập đến vài nét về E-Learning và đánh giá việc dạy học dựa trên E- Learning ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị - Từ góc nhìn của sinh viên.

THE EVALUATION OF E-LEARNING BASED TEACHING AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE - FROM THE PERSPECTIVE OF STUDENTS

NGUYEN THI THANH XUAN

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

With the support of project "Building open opportunities for students and teachers" sponsored by the Ministry for Foreign Affairs of Finland, in the 2013-2014 academic year, Quang Tri Teacher Training College has piloted electronic learning courses (E-Learning). Some teachers in the Information Technology team have implemented these e-learning courses and have obtained remarkable results. In this article we mention about E-Learning courses and the evaluation of e-learning based teaching at Quang Tri Teacher Training College - from the perspective of students.


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TẠI NƠI LÀM VIỆC NHỮNG KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN “HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG VƯƠNG – ĐÔNG HÀ – QUẢNG TRỊ”

DƯƠNG THỊ MỸ LỆ

BÙI THỊ HOÀI THU

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Ngày nay, có nhiều giải pháp để giáo viên lựa chọn nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của người học. Các phương pháp dạy học tích cực được xem là có hiệu quả hiện nay bao gồm phương pháp học tập tại nơi làm việc, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp học tập hợp tác, phương pháp đóng vai... Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm đến phương pháp học tập tại nơi làm việc và vai trò của phương pháp này đối với việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực. Bài viết đề cập đến các vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp học tập tại nơi làm việc và những kết quả của dự án “Học tập tại Trường Tiểu học Hùng Vương – Đông Hà – Quảng Trị”.

THE METHOD OF ON-THE-JOB LEARNING THE OUTCOMES OF THE PROJECT “LEARNING AT HUNG VUONG PRMARY SCHOOL - DONG HA - QUANG TRI”

 DUONG THI MY LE

BUI THI HOAI THU

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

Nowadays, teachers can apply a variety of teaching methods to help students develop their activeness and positiveness. The effective teaching and learning methods include on-the-job learning, project-based learning, problem-based learning, role-play based learning and collaborative learning… The article mentions some theories of on-the-job learning, its role in implementing active teaching and learning methods and some outcomes of the project “Learning at Hung Vuong primary school - Dong Ha - Quang Tri”. 


ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

PHAN THÚY LÂM

BÙI THỊ CAM

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Dự án “Tạo cơ hội mở cho giảng viên và sinh viên” (Building open opportunties for students and teachers - BOOST) được thực hiện tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị từ tháng 11 năm 2012. Một trong những nội dung Dự án hướng tới, đó là xây dựng và thực hiện một chương trình đào tạo liên thông ngành học giáo dục Mầm non cho đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm lên trình độ cao đẳng.

Qua gần một năm triển khai xây dựng và thực hiện, chương trình đào tạo liên thông Cao đẳng Giáo dục Mầm non đang được tiến hành, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan trong việc đào tạo liên thông tại Trường CĐSP Quảng Trị. 

THE INITIAL ASSESSMENT OF DEVELOPMENT AND PERFORMANCE OF THE TRANSFER TRAINING PROGRAM FOR PRESCHOOL EDUCATION AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE

PHAN THUY LAM

BUI THI CAM

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

The Project “Building open opportunties for students and teachers – BOOST” have been implemented at Quang Tri TTC since November 2012. One of the contents of this project is to development and performance of the transfer training program for the students who have gained the intermediate degree and want to upgrade to associate degree.

After nearly a year of implementation of the transfer training program for preschool education at Quang Tri TTC, we have achieved remarkable results.


ỨNG DỤNG E-LEARNING VÀO DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ

PHẠM THỊ HOÀI THANH

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bài báo này đề cập đến việc áp dụng E-Learning trong dạy học học phần Phương tiện dạy học Kỹ thuật công nghiệp, học kỳ II năm học 2013 – 2014 tại Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Việt Nam.

Nhìn chung, việc áp dụng E-Learning trong dạy học đã đem lại một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, người dạy và người học đã gặp một số khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học.

APPLYING E-LEARNING TO TEACHING THE MODULE OF TEACHING MEANS OF INDUSTRIAL TECHNOLOGY AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE (QTTTC)

 PHAM THI HOAI THANH

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

E-Learning is a new mode of teaching based on information technology and communication. With E-learning, learning is more flexible and more open. This learning mode which has strong interaction will complement traditional training modes to contribute to improving the quality of teaching.

This article is about applying E-learning to teaching the module of industrial technology teaching, semester 2, academic year in 2013-2014 at Quang Tri Teacher Training College, Vietnam.

In general, applying E-learning has yielded some practical benefits. However, in the process of applying it, teachers and students have encountered some difficulties which have impact on the teaching outcome. 


PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

CÁP XUÂN TUẤN

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[1] là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam. Bài viết này đề cập đến việc phát triển chương trình đào nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trên cơ sở các năng lực cần thiết của người lao động trong từng lĩnh vực xã hội, Nhà trường tiến hành khảo sát nhu cầu cần thiết của người sử dụng lao động để làm căn cứ phát triển chương trình đào phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Từ thực tế phát triển Chương trình đào tạo liên thông Cao đẳng Giáo dục Mầm non, chúng tôi hy vọng sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để tiến hành cho các ngành đào tạo khác để nguồn nhân lực được đào tạo từ trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị ngày càng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 

CURRICULUM DEVELOPMENT MEETS THE SOCIAL DEMANDS

CAP XUAN TUAN

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

“Radical and comprehensive renovation of education and training meets the requirements of industrialzation and modernization in the socialist-oriented market economy and international integration.”[1] is a greatly meaningful revolution in education and training in Vietnam. This article is about curriculum development aimed at meeting the social demands on the basis of employees’ essential skills in every social field, the school has made a survey on the neccessary needs of employers to lay the foundation for curriculum development suitable with each of the stages of national development.


 DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN - LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG

HUỲNH THỊ KIM NGÂN

VÕ THỊ THANH NGÂN

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Dạy học dựa trên dự án là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, được áp dụng ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nó được đánh giá là một hướng tiếp cận cách mạng, là một tiêu chí chiến lược cho sự thành công của dạy học trong thế kỷ 21. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số vấn đề về dạy học dự án và kinh nghiệm áp dụng trong thực tế.

PROJECT-BASED LEARNINGTHEORY AND PRACTICE

HUYNH THI KIM NGAN

VO THI THANH NGAN

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

Project-based learning is a teaching method which is applied in many national and international educational institutions is considered as a revolutionary approach to learning and is a strategic criterion for the success in the 21th century. In this article, we would like to present two great contents of some issues of project-based learning and experience in the real situation.

TỪ BÀI GIẢNG CỦA CHUYÊN GIA PHẦN LAN, NGHĨ VỀ VIỆC THỰC HIỆN GIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở CẤP HỌC MẦM NON

        NGUYỄN THỊ TRẦM CA

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Giáo dục tích hợp là một xu hướng mới trong dạy học của một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Xu hướng tiếp cận tích hợp xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên-xã hội- con người là một tổng thể thống nhất. Ưu thế của xu hướng này là giúp cho nội dung giáo dục tránh được sự trùng lặp về kiến thức, quá tải về nội dung, hình thành ở người học khả năng sử dụng các tri thức lĩnh hội được trong những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Điều này đặc biệt cần thiết trong giáo dục mầm non vì trẻ được phát triển thông qua hoạt động mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức kỹ năng một cách tổng thể. Bài viết này đề cập đến sự cần thiết và một số vấn đề cần lưu ý trong dạy học tích hợp ở Mầm non.

THINK ABOUT IMPLEMENTING INTERGRATED EDUCATION IN PRE-SCHOOL EDUCATION FROM FINNISH EXPERTS’ LECTURES

NGUYEN THI TRAM CA

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

 Integrated education is a new teaching trend in several countries in the world as well as in Vietnam. The integrated approach comes from considering the natural world - human society as a unified unit. The advantage of this trend is to avoid knowledge duplication, content overload, to help learners form ability of using knowledge in life’s  situations. This is especially necessary in preschool education because children develop themselves through activities relating to many areas of knowledge and skills. This article refers to the necessity of integrated education and some issues in the integrated teaching in preschool education.


 VẬN DỤNG MÔ HÌNH "HỌC TẬP TẠI NƠI LÀM VIỆC" TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ

NGUYỄN THỊ DIỄM

TRẦN THỊ ĐÀO

TRƯƠNG BÙI THÙY DƯƠNG

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Bài viết giới thiệu một hướng giải pháp nhằm tăng cường năng lực đào tạo của Trường CĐSP Quảng Trị trong việc xây dựng môi trường học tập đa dạng cho sinh viên, xây dựng quan hệ hợp tác với thị trường lao động, đặc biệt với các cơ sở giáo dục - nơi sinh viên sẽ tham gia thực hiện hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.

APPLYING THE MODEL “LEARNING AT WORPLACE” TO TRAINING STUDENTS AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE

                                                                           NGUYEN THI DIEM

                                                                           TRAN THI DAO

                                                                           TRUONG BUI THUY DUONG

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

The article mentions a solution aiming at enhancing Quang Tri Teacher Training College (QTTTC)’s training capacity to provide students with a diverse learning environment and develop partnerships with the labor market, especially with educational institutions where students will take part in teaching activities after they graduate from the college. 


 5 YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ THIẾT KẾ MỘT KHÓA HỌC E-LEARNING HIỆU QUẢ

NGUYỄN THỊ XUÂN LAM

TRỊNH ĐÌNH HẢI

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Làm thế nào để thiết kế một khóa học e-learning thực sự mang lại hiệu quả cho người học? Có rất nhiều yếu tố giúp cho một khóa học e-learning thành công. Bài viết này đề cập đến năm yếu tố quan trọng để thiết kế thành công các khóa học e-learning nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo tại Trường CĐSP Quảng Trị. 

THE FIVE KEY COMPONENTS TO DESIGN A SUCCESSFUL E-LEARNING COURSE

            NGUYEN THI XUAN LAM

             TRINH DINH HAI

Quang Tri Teacher Training College

E-learning is a new teaching method based on the information technology and communication. How to design a really effective e-learning course? There are many factors that make an e-learning course successful. This article refers to the five key components to design successful e-learning courses in order to improve the efficiency of education and training at Quang Tri Teacher Training College.


 HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN PHẦN LAN TRONG ĐẦU TƯ THIẾT BỊ PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ

   TRƯƠNG ĐÌNH HOÀNG

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

1. Khái niệm cơ sở vật chất trong trường học

 Cơ sở vật chất là hệ thống các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

Cơ sở vật chất trường học bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng thí nghiệm, các phòng chức năng,…), sân chơi, các máy móc và thiết bị dạy học, giáo dục.

EFFECTIVENESS OF THE FINNISH PROJECT IN INVESTING EQUIPMENT FOR TEACHING AND LEARNING

TRUONG DINH HOANG

Quang Tri Teacher Training College

1. The concept of facilities at the college

- Facility is a system of physical means mobilized into teaching, learning and other educational activities to achieve educational goals.

- College’s facilities include objects, material possessions, natural environment around the college.

- Technical facilities of the college include buildings (classrooms, laboratories, function rooms…), playground, machines and equipment for teaching and education.


 TƯ DUY NGƯỜI HỌC LÀ KHÁCH HÀNG – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ IELMC VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CẦN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN

VÕ THỊ BÍCH THỦY

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

IELMC đã có một số đóng góp trong việc thay đổi quan điểm của các cấp quản lý cũng như cán bộ giảng viên. Trong đó tác giả đánh giá cao tư duy người học là khách hàng – một trong những nội dung đã đề cập trong IELMC. Bài báo này đề xuất những hướng hợp tác giữa các trường Đại học ở Phần lan và Trường CĐSP Quảng Trị trong thời gian tới dựa trên nền tảng tư duy “Người học là khách hàng” để thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường.

THE THINKING OF LEARNERS AS CUSTOMERS ACHIEVEMENTS FROM IELMC [1] AND ORIENTATIONS OF COOPERATION DEVELOPMENT

         VO THI BICH THUY

Quang Tri Teacher Training College

IELMC has had some contributions to changing the views of managers as well as teachers. In this article, the author has highly appreciated the thinking of learners as customers- one of the contents mentioned in IELMC. This article proposes the directions of cooperation between universities in Finland and Quang Tri Teacher Training College in the future basing on the thinking "Learners are customers" to implement effectively the development strategy of the college.


 BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC E – LEARNING

HỒ XUÂN THẮNG

TRẦN THỊ THU HÀ

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Ngày nay, khoa học công nghệ không ngừng đổi mới đã đặt giáo dục trước những cơ hội và thách thức mới. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, E – learning ra đời đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của khoa học giáo dục, sinh viên (SV) có thể học mọi lúc, mọi nơi; có thể tự học, tự nghiên cứu và tự khám phá tri thức, từ đó nâng cao tính tích cực, chủ động của người học.

E – Learning gồm hai thành phần chính đó là “Hệ thống xây dựng nội dung bài học – Content Authoring System (CAS)” và “Hệ thống quản lý học tập trực tuyến – Learning Management System (LMS)”. Sản phẩm trung gian kết nối hai hệ thống này chính là các khóa học trực tuyến.

Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến việc biên soạn bài giảng điện tử (hay nội dung bài học) cho các khóa học trực tuyến để phục vụ cho việc hỗ trợ dạy học E – learning.

Từ khóa: bài giảng điện tử, E – learning, eXe, hoạt động dạy học.

COMPILING ELECTRONIC LECTURES TO SUPPORT E – LEARNING TEACHING

                                                 HO XUAN THANG

TRAN THI THU HA

Quang Tri Teacher Training College

Today, science and technology innovation has put education before the new opportunities and challenges. With the development of information technology, the appearance of E-learning marked a turning point in the development of education science, students can learn at anytime, anywhere; can self-study, self-research and self-discover knowledge, thereby enhancing the positiveness and activeness of learners.

E-Learning consists of two main components which are "The system of building lesson content - Content Authoring System (CAS)" and "The system of online learning management - Learning Management System (LMS)". Intermediate products to connect the two systems are the online courses.

In this article, we refer to the compilation of electronic lessons (or lesson content) for online courses to support E-learning teaching.

Keywords: e-lectures, E-learning, eXe, teaching activities.


 PHÁT HUY TÍNH NĂNG CỦA DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN VĂN HỌC THIẾU NHI

NGUYỄN THANH TÂM[1]

Trường Đại học Sư phạm Huế

TRẦN THÚY HẠNH

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và hướng tới phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội, dạy học trực tuyến đã trở thành một phần tất yếu, sinh động trong giáo dục hiện nay. Từ đây, kênh trao nhận thông tin đặc thù của thế giới phẳng đã đến với rất nhiều môn học, trong đó có Văn học thiếu nhi. Bên cạnh việc tiếp nhận bình đẳng cơ hội từ dạy học trực tuyến, việc tìm ra con đường đi hợp lí và đặc thù cho từng học phần là mong muốn của nhiều người. Tìm hiểu về dạy học trực tuyến để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Văn học thiếu nhi trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ở các trường Đại học và Cao đẳng là nội dung chính mà bài báo này hướng đến.

[1] Tiến sỹ, Trường Đại học Sư phạm Huế

TAKING THE ADVANTAGES OF E-LEARNING INTO TEACHING THE MODULE OF CHILDREN’S LITERATURE

NGUYEN THANH TAM

Hue College of Education

TRAN THUY HANH

Quang Tri Teacher Training College

In accordance with the development of Information Technology & Communication and to meet the learning needs of the society, E-Learning has been created and become an essential and forceful teaching and learning approach in modern education. Since its birth, the channel/approach of information exchange in the “flat world” has been changed and used in a wide range of subjects, including Children’s literature. Hence, this paper aims to discuss and propose an attainable approach to improve the teaching effectiveness of teaching the module of Children’s literature in the BA training programs at Universities and Colleges. 


 MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỚI HỖ TRỢ HỌC TẬP TRÊN MÔI TRƯỜNG E-LEARNING

HOÀNG PHƯỚC LỘC

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Trong các hệ thống E-learning hiện tại, người học được yêu cầu hoàn thành bài kiểm tra trên cơ sở các loại câu hỏi như: câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi đúng sai, so khớp hay câu hỏi trả lời ngắn. Những loại câu hỏi này là khá bình thường trong đánh giá và chúng thiếu động lực thúc đẩy tương tác và cộng tác của người học lẫn nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực để nâng cao độ chính xác trong đánh giá câu hỏi mở để hỗ trợ phân loại người học. Tuy nhiên, các loại câu hỏi này chỉ tập trung đánh giá nội dung câu trả lời hơn là đánh giá hoạt động của người học và thiếu sự thúc đẩy tương tác lẫn nhau giữa những người tham gia học. Bài báo này tập trung tạo ra một phương pháp đánh giá mới nhằm nâng cao sự hoạt động, tương tác và cộng tác lẫn nhau của người học. Cụ thể, 1) Bài báo đề xuất một mô hình đánh giá được gọi là đánh giá đa chiều. 2) Đề xuất tiến trình đánh giá trên câu trả lời mở bằng mô hình không gian véc tơ và mô hình chiết xuất ngữ nghĩa. 3) Bài báo cũng đề xuất thuật toán để điều khiển phương pháp đánh giá này nhằm khuyến khích hoạt động đánh giá và chia sẻ tri thức của người học trên môi trường học tập E-learning.

Từ khóa:E-learning, cộng tác học tập, đánh giá đa chiều, câu trả lời mở. 

A NOVEL ASSESSMENT METHOD SUPPORTING LEARNING IN E-LEARNING ENVIRONMENTS

HOANG PHUOC LOC

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

Currently, the assessment of student in conventional E-learning systems is only one dimension in which students are required to produce answers, for example, by selecting multiple-choice, true/false, matching answers or by giving short answers. This type of assessment still lacks interactions among the learners, and thus, it might not fully support learning. Many researchers have endeavored to enhance the accuracy of open-ended question assessment. However, these assessments still focus on content assessment rather than learners’ activities, and lacks of interactions among the learners. This paper concentrates on creating a new assessment method using open-ended questions with the aim of enhancing collaborations, activities and interactions of learners. The objectives are as follows: 1) to develop a process model that is called multidimensional assessment (M-DA); 2) to develop free-text answer assessments using a vector space model and a semantic extraction model; and 3) to develop an algorithm for evaluating learners based on a M-DA to encourage learners’ activities and knowledge sharing in E-learning environments.

Keywords

E-learning, Collaborative Learning, Multidimensional Assessment (M-DA), Open-ended Question.


 XÂY DỰNG KHO DỮ LIỆU SỐ PHỤC VỤ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ

PHAN CHÍ THÀNH

NGUYỄN PHONG

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Đặt vấn đề

Trong thời đại mới, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển vượt bậc, đặc biệt là các thiết bị máy tính hiện tại, máy tính bảng, điện thoại thông minh phát triển rất mạnh, không khó để mua sắm một thiết bị như vậy để phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Xu hướng dạy và học sử dụng và khai thác các thiết bị điện tử thông minh là những công cụ không thể thiếu nhằm đáp ứng công cuộc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Do đó việc tổ chức dạy và học cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt chú trọng đến khai thác những thế mạnh của những thiết bị điện tử thông minh; kho dữ liệu thư viện số là một bộ phận quan trọng và cần thiết để cung cấp môi trường tương tác và dữ liệu truy xuất cho các thiết bị đó. Thư viện số được xem là nguồn thông tin thuận lợi nhất trong việc truy cập và khai thác thông tin phục vụ việc dạy và học; đó là lý do mà chúng tôi nghiên cứu đề xuất xây dựng kho dữ liệu số phục vụ công tác dạy và học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và thiết bị mà dự án BOOST đã cung cấp cho nhà trường.

BUILDING THE E-DATABASE STORAGE FOR TEACHING AND LEARNING AT QTTTC

PHAN CHI THANH

NGUYEN PHONG

Quang Tri Teacher Training College

 Problem

In the new era, information technology is growing significantly, especially the current computing devices, tablets, smartphones which are growing very fast, it’s not difficult to purchase a device like those so to serve the teaching and learning of teachers and students. Teaching and learning which tend to use and exploit intelligent electronic devices are indispensable tools to meet the reform and innovation of teaching methods now. Thus the implementation of teaching and learning are also changing, particularly emphasize to exploit the strengths of intelligent electronic devices; digital Data library is an important and necessary part to provide interactive environments and data access for that devices. Digital libraries are seen as sources of the most convenient information in order to access and exploit the information for teaching and learning; That is why we research a proposal to build a data warehouse to serve the teaching and learning at QTTTC to efficiently exploit the resources and equipment that Project BOOST has provided to the school.


 MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC E-LEARNING TẠI TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ

LÊ ANH PHI

NGUYỄN THỊ THANH

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Đánh giá là hướng tiếp cận được thiết kế giúp giảng viên xác định mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên, đồng thời điều chỉnh chiến lược giảng dạy của giảng viên. Theo UNESCO (2010), “Trong khi công nghệ thông tin là phương tiện, E-learning là một hành trình mà đích đến là kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng”. Bài viết này giới thiệu tổng quan về đánh giá, một số hình thức đánh giá cho khóa học E-learning tại trường CĐSP Quảng Trị giúp giảng viên có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy nhằm cải thiện chất lượng dạy học. 

SOME FORMS TO ASSESS E-LEARNING COURSES AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE

                                                                                             LE ANH PHI

                                                                                                   NGUYEN THI THANH

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

Assessment is an approach to help teachers determine how students gain knowledge and adjust teaching strategies. According to UNESCO (2010), “Information technology is a mean, E-learning is a journey and the destination is knowledge, understanding and skills". This article mentions an overview of assessment and some assessment forms of e-learning courses at Quang Tri Teacher Training College (QTTTC) that teachers can use in their teaching process in order to improve teaching quality.


 ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ

PHAN CHÍ THÀNH

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý giáo dục Trường CĐSP Quảng Trị” do Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ thực hiện đặt trong sự phối hợp giữa trường CĐSP Quảng Trị với hai trường Đại học Jyvaskyla và Hamelina ở Phần Lan. Sau gần hai năm triển khai, những hoạt động tập huấn đối với cán bộ quản lý và giảng viên (GV) về phát triển chương trình đào tạo; phát triển phương pháp dạy học (PPDH) lấy người học làm trung tâm; phát triển các công cụ, các điều kiện đảm bảo chất lượng và phát triển các nguồn lực được các chuyên gia Phần Lan truyền dẫn kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn những thách thức của cải cách giáo dục bậc học đang được tiến hành ở Việt Nam.

Sau một thời gian được tham gia dự án, bản thân tôi và các đồng nghiệp đã tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy tích cực được triển khai từ dự án “Xây dựng cơ hội học tập mở cho sinh viên và giáo viên”. Qua việc nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực gồm: PPDH dựa trên dự án với việc thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu; Phương pháp Gallery Walk hướng chủ đạo đối với người học tự nghiên cứu kiến thức mới trong từng nhóm và tiến hành dạy lại cho nhau; Phương pháp Learning Café với việc tạo ra trí tuệ tập thể thông qua môi trường vận động, trao đổi theo các nhóm được tổ chức mọi lúc, mọi nơi; được học tập từ dự án trong giảng dạy đối với sinh viên (SV) hệ cao đẳng sư phạm trường CĐSP Quảng Trị, bản thân tôi đã có những thành công ban đầu cũng như một số thách thức khi triển khai mô hình dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực này.

APPLYING SOME ACTIVE TEACHING METHODS TO DEVELOPING LEARNERS’ CREATIVE THINKING FOR STUDENTS OF QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE

PHAN CHI THANH

Quang Tri Teacher Training College

Introduction

The project "Building capacity of leadership and education management of Quang Tri Teacher Training College (QTTTC)" funded by Ministry of Foreign Affairs of Finland was implemented with the acdemic and specialist assistance of Finnish experts from Hamelina University and Jyvaskyla University. During two years of project implementation, QTTT teachers were provided with the training activities focusing on developing the skills of learner-centered teaching methods; tools and conditions for quality assurance in education. These skills are necessary to better meet the challenges of education reforms in Vietnam.

From the project of "Building open opportunities for students and teachers”, the colleagues and I myself have accumulated knowledge and experience of positive teaching methods. The active teaching methods include: project-based learning (the implementation of diverse learning tasks in which theory and practice are combined to create products); Gallery Walk Method (learners self-studying new knowledge in small groups and teaching each other); Learning-Café Method (open and free discussion in groups to create “collective intelligence”). I had initial successful results as well as some challenges while deploying these active teaching methods.


 XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ KHÓA HỌC E-LEARNING

PHẠM THỊ TRINH

NGUYỄN THỊ LỆ SƯƠNG

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, nhà tâm lý học BF Skinner đã đề cập đến ngày đầu tiên của “cổ máy giảng dạy”, ông viết: “Tôi đã sớm nói rằng, với sự giúp đỡ của cổ máy giảng dạy và chương trình hướng dẫn thì học trò có thể học được nhiều gấp đôi trong cùng một thời gian và nỗ lực học tập như trong một lớp học chuẩn”, điều này ngày càng được chứng thực bởi dạy – học bằng E-learning đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Với xu thế thế phát triển của E-learning thư viện cũng dần thay đổi phương thức phục vụ để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục mà trọng tâm là làm thế nào để thư viện tác động mạnh mẽ đến kết quả dạy – học bằng E-learning, thư viện học đi đầu về kiến thức khi đề cập đến hệ thống và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tìm tin đảm bảo kiến thức của giảng viên và sinh viên dạy – học, tổ chức và cung cấp thông tin, tài nguyên trực tuyến phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, nghiên cứu và học tập mọi lúc mọi nơi của bạn đọc.

BUILDING ENVIRONMENT OF ELECTRONIC LIBRARY TO SERVE E-LEARNING COURSES

PHAM THI TRINH

NGUYEN THI LE SUONG

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

In the late 1950s and early 1960s, the psychologist BF Skinner referred to the first day of "teaching machines", he wrote: "“I was soon saying that, with the help of teaching machines and programmed instruction, students could learn twice as much in the same time and with the same effort as in a standard classroom” which is increasingly being endorsed because E-learning teaching has been widely adopted in the world. With the trend of development of e-learning, the library has gradually changed modes of service to meet the needs of education reform that focuses on how libraries strongly impact on the results of E-learning, the library studies how to take the initiative of knowledge when referring to systems and services appropriate to the needs of people looking for information, ensuring knowledge of teachers and students in teaching - learning, organizing and providing information, online resources to serve the readers’ needs of lifelong learning, researching and studying at anytime, anywhere.


 VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC THEO VẤN ĐỀ GỒM 7 BƯỚC  TRONG GIỜ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

 NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị

Tóm tắt

Sau khi được tiếp cận một số mô hình và phương pháp dạy học hiện đại từ dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho giáo viên của trường CĐSP Quảng Trị” do các chuyên gia giáo dục của Phần Lan trang bị từ tháng 9/ 2011 đến nay như: Dạy học theo dự án, Dạy học theo vấn đề và Dạy học trên trang web, Gallery walk, learning cafe, Cumulative teamwork và six thinking hats ..., bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng mô hình dạy học theo vấn đề (problem - based learning- PBL) để dạy một số giờ tự học cho lớp cao đẳng sư phạm Anh k18. Thực tế cho thấy, mô hình này rất phù hợp với năng lực nhận thức và kỹ năng thực hành của các em. Đặc biệt đã khai thác, phát huy vốn ngoại ngữ của sinh viên trong quá trình tìm kiếm thông tin, tìm kiếm nguồn tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh trên mạng Internet để phục vụ cho quá trình tự học theo phương thức đào tạo tín chỉ. Do đó, huy động khá đông các em tự giác, tích cực tham gia xây dựng bài học đạt hiệu cao và không khí giờ học rất nhẹ nhàng, thoải mái, được đồng nghiệp đánh giá là thành công trong việc áp dụng mô hình dạy học PBL vào giảng dạy.

APPLYINGTHE PROBLEM - BASED LEARNING TO GUIDING SELF - STUDY OF THE STUDENTS

NGUYEN THI HONG YEN

Quang Tri Teacher Training College

Abstract

After being introduced several models and modern teaching methods by the project "Improving leadership and management capacity of the teachers at Quang Tri TTC" by Finnish experts since September 2011 up to present such as project - based learning, problem - based learning, web - based learning, gallery walk, learning cafe, cumulative teamwork  and six thinking hats... I myself have studied and applied problem - based learning in to guiding students of class English k18 to self-study.

In fact, this model is consistent with cognitive capacities and practical skills of students. Especially, it helps students to improve their foreign language in the process of searching information and sources of English material on the Internet to serve the self-study process according to the credit-based training. Therefore, this method makes students more active, positive and excited during their studying and our colleagues have highly evaluated the problem - based learning. 


<Toàn văn các bài báo xem tệp đính kèm>

Đính kèm:
 
Đang trực tuyến: 949
Tổng lượt truy cập: 9840522
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
Top
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth <= 1024) { $(".wrapper:not(.wrapper2)").css("overflow", "hidden"); } }); var font = 13; function ChangeFont(add) { font += add; $("#body *").css("font-size", font + "px"); }