A A+
Thủ thuật tránh lỗi đáng tiếc khi xây dựng giáo án điện tử
[ Ngày đăng: 3/8/2015 8:59:17 PM, lượt xem: 2452 ]

GD&TĐ - Nhiều giáo viên đã rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sử dụng giáo án điện tử trên lớp vì những lỗi xảy ra bất ngờ.

 

 

Thủ thuật tránh lỗi đáng tiếc khi xây dựng giáo án điện tử

GD&TĐ - Nhiều giáo viên đã rơi vào tình huống “dở khóc, dở cười” khi sử dụng giáo án điện tử trên lớp vì những lỗi xảy ra bất ngờ.

Trước thực tế này, cô Nguyễn Thị Thành - Giáo viên Trường THCS Ngô Gia Tự (TP Pleiku, Gia Lai) đã chia sẻ những thủ thuật giáo viên có thể áp dụng, giúp tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra với giáo án điện tử.

Tránh “cháy giáo án” với chèn video clip hay flash vào power point

Có 2 bước để thực hiện thủ thuật này. Theo đó, bước 1, giáo viên bấm vào menu View  Toolbars, chọn Control Toolbox, thanh công vụ Control Toolbox xuất hiện, bấm vào biểu tượng More Controls và chọn Windows Media Player (nếu muốn chèn videoclip) hay Shockwave Flash Object nếu muốn chèn Flash.

Bước 2: Khi nhấp chọn một trong hai tuỳ chọn trên, lúc này trỏ chuột sẽ biến thành dấu cộng.

Hãy di chuyển chuột lên vị trí hiển thị thích hợp, sau đó kéo chuột tạo khung hiển thị trên Slide.

Sau khi đã điều chỉnh kích thước và vị trí thích hợp của khung hiển thị theo ý muốn trên Slide, nhắp chọn và nhấn chuột vào nó, trong menu ngữ cảnh vừa xuất hiện hãy chọn Properties và trong hộp thoại Properties này, hãy điền đường dẫn tương ứng đến file minh hoạ trong ổ cứng vào URL (chèn video clip), hay Movie (chèn flash).

Ngoài ra, trong hộp thoại này, cũng có thể điều chỉnh lại các thông số cho thích hợp về khung hiển thị trên Slide show. Sau đó, hãy đóng hộp thoại lại và nhấn F5 để xem kết quả thế nào.

Với thủ thuật chèn flash này, giáo viên có thể chèn những loại flash như đồng hồ đếm tới hoặc đồng hồ đếm ngược để biết mình dạy đến đâu mà tiên lượng cho các phần sau một cách hợp lý. Tránh trường hợp “ướt giáo án” hay “cháy giáo án”.

Giáo viên cũng có thể nhúng các bài tập trắc nghiệm bằng Pm Violet theo kiểu này. Hoặc nhúng các video clip trong violet sau khi đã đóng gói thì không còn sợ mất âm thanh nữa.

Lưu ý: Khi chạy chế độ slide show mà không hiển thị video clip (Flash), cần kiểm tra lại đường dẫn đến file minh họa, hoặc cũng có thể đã chèn flash quá kích cỡ so với một trang slide. Như vậy cần điều chỉnh khung flash nhỏ lại một chút thì sẽ thấy kết quả tốt.

Lưu luôn cả phông chữ vào bài soạn powerpoint

Khi “chế” tệp tin trình diễn trên một máy, trình chiếu trên một máy khác và phát hiện tệp tin trình diễn đã biến đổi hoàn toàn vì máy trình chiếu thiếu… font!

Để “chắc ăn”, cô Nguyễn Thị Thành gợi ý, hãy “nhúng” luôn font cùng với tệp tin. Thủ tục như sau:

Bước 1: Sau khi soạn thảo bài giảng xong, nhấp vào File (trên thanh công cụ)  Save, trên thanh Toolbar chọn Tools  Save Options .

Bước 2: Hộp thoại Save Options xuất hiện, trong mục Font options for current document only, bạn đánh dấu check vào tuỳ chọn Embed True Type fonts. Lúc này sẽ có hai lựa chọn:

Embed characters in use only (best for reducing file size): Với tuỳ chọn này dành cho người quan tâm đến dung lượng của tập tin (vì dung lượng tăng thêm không đáng kể) nhưng lại không cho phép chỉnh sửa ở máy khác về sau

Embed all characters (best for editing by others): Với tuỳ chọn này dành cho người không quan tâm đến dung lượng của tập tin. Nhưng nó rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa lại ở máy khác sau này.

Sau khi lựa chọn xong bạn bấm OK và lưu lại tập tin bình thường.

Thủ thuật tạo trò chơi ô chữ

Chỉ với 4 bước đơn giản, giáo viên có thể tạo trò chơi Ô chữ như chương trình Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3.

Bước 1: Chọn các ô vuông bằng nhau nhưng chọn màu sắc khác nhau. Sau đó chọn edit text để viết chữ cái vào.

Bước 2: Copy các ô vuông tương tự, đánh số rồi đè lên các ô đã có chữ.

Bước 3: Chọn hiệu ứng mất đi với từng ô đè lên thì sẽ xuất hiện trở lại cái ô ban đầu

Bước 4: Muốn trò chơi xuất hiện từng chữ một và không theo trật tự, khi chọn hiệu ứng mất đi của ô được đè lên ta phải chọn: effect options  chọn Timming  triggers chọn Start  chọn số 1, 2, 3, 4…

Cách này cũng có thể chơi với trò:Hang man hay Shark attacked; hoặc: Nought and crosses hay lucky number

Thủ thuật dùng Hyperlink thay cho Button

Nếu muốn những slide trình diễn trở nên đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn, có thể dùng Hyperlink trực tiếp thay cho dùng các nút Button (next hay back).

Vì đôi khi tổ chức một trò chơi như Lucky numbers chẳng hạn, trên slide chỉ có những con số ngộ nghĩnh, đòi hỏi cần những slide khác cho các câu hỏi và trả lời hay slide Lucky.

Công việc chuyển đổi các slide rất phức tạp, nên thường dùng các Button để quay lại trang đầu.

Với cách dùng Hyperlink, giáo viên sẽ chọn trực tiếp vào các con số hay câu trả lời là tự động nó quay lại.

Trên slide sẽ đẹp hơn mà không có Button nào. Học sinh cũng sẽ thấy thích thú hơn.

Một vài thủ thuật khác với power point

Hiển thị “thước đo”: Trong Power Point, khi phải chèn nhiều hình ảnh hoặc biểu bảng, “thước đo” (ruler/guide) sẽ là công cụ đắc lực để bạn cân chỉnh vị trí hiển thị. Để kích hoạt “thước đo”, chọn View/Guides (hoặc Grid and Guides).

Dễ dàng chuyển đổi chữ in/chữ thường: Bôi đen những ký tự cần chuyển đổi và nhấn tổ hợp phím nóng Shift+F3, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi qua lại kiểu chữ in/chữ thường.

Giấu màn hình: Khi đang ở chế độ trình chiếu, tạm thời có thể che giấu nội dung slide thông qua hai ký tự B (màn hình chuyển màu đen) hoặc W (màn hình chuyển màu trắng). Để “hoá giải”, ấn B (hoặc W) thêm một lần nữa.

Một số trang web hỗ trợ cho power point

Microsoft Template (http://office.microsoft.com/en-us/te...s/default.aspx): Đây là trang nhà của các ứng dụng Office nên lưu trữ nhiều nội dung, biểu mẫu (template) cho cả Word, Excel và Power Point. Những slide trình chiếu sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều nếu sử dụng các biểu mẫu từ website này.

BrainyBetty: http://www.brainybetty.com: BrainyBetty phân loại các biểu mẫu theo chủ đề nên rất dễ tìm kiếm. Ngoài ra, truy nhập website bạn còn được hướng dẫn để tận dụng tối đa khả năng của Power Point.

Power Point templates: (http://www.powerpointbackgrounds.com): Hàng trăm biểu mẫu và hình nền Power Point được phân trong gần 100 danh mục (catalogue) để bạn lựa chọn. Giá bán mỗi catalogue (20 - 30 hình nền) khá đắt, khoảng 17 USD. Tuy nhiên, có tải về số lượng mẫu hạn chế nhưng… hoàn toàn miễn phí.

Digital Studio: (http://www.soniacoleman.com/templates.htm): Website cung cấp cần 200 template chuyên nghiệp, miễn phí. Điểm mạnh của Digital Studio là những biểu mẫu chuyên về giải trí (ví dụ ngày lễ Valentine…)., có thể dùng nhữ biểu mẫu này khi dạy từ vựng hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

 

Một số phần mềm hỗ trợ hữu ích

 

ABC PowerPoint Converter: ABC Amber PowerPoint Converter là công cụ chuyển đổi cao cấp giữa định dạng PowerPoint với các định dạng tài liệu khác (PDF, HTML, DOC v.v…) một cách nhanh chóng và dễ dàng. Phần mềm hỗ trợ hơn 50 ngôn ngữ khác nhau.

 

AutoPlay Me 2.00: Chỉ cần “kéo- thả” tệp tin Power Point và nhấn nút Write CD Now, AutoPlay Me 2.00 cho phép bạn ghi tệp tin trình diễn vào đĩa CD. Điểm mạnh của chương trình này là đĩa CD thành phẩm sẽ vẫn chạy tốt tác phẩm của bạn ngay cả khi trên máy không cài đặt Power Point. AutoPlay Me 2.00 có dung lượng 5,65MB.

 

WowChart 1.7: Để tăng thêm tính sinh động của bài thuyết trình vào Power Point, bạn có thể sử dụng thêm các biểu đồ dạng 3 chiều (3D).

 

PptXTREME Edit for PowerPoint 1.5: Tăng hiệu suất xử lý của ứng dụng powerpoint với phần mềm này.

 

PowerPlugs Transitions: Tạo hiệu ứng 3D cho Slide show: Việc trình diễn hiệu ứng trên PowerPoint phần nào góp phần gây ấn tượng thêm cho việc thuyết trình.

 

Tuy nhiên, powerpoint chỉ cho hạn hẹp một vài hiệu ứng 2D, hoặc cao hơn là các hiệu ứng nhúng, rất nhàm chán khi mà bạn phải cứ lặp đi lặp lại một vài hiệu ứng quen thuộc.

 

Không cần mất thời gian cho việc trình diễn, chỉ cần vài hiệu ứng 3D đặc sắc, thêm vào một chút hợp lý là bạn đã có thể làm cho bài báo cáo của mình thêm phần sâu sắc hơn nhờ vào PowerPlugs Transitions.

 

Đây là một chương trình cho bạn thêm vào các hiệu ứng 3D lên tập tin PowerPoint. Giờ đây Slide Show sẽ được phủ lên mình các hiệu ứng 3D đặc sắc, hấp dẫn. Phần nào góp phần làm cho bài báo cáo, thuyết trình được chú ý hơn.

 

Convert - CDA to Mp3: Chuyển đổi các file âm thanh sang Mp3: Với phần mềm cho phép bạn chuyển đổi các file sang Mp3. Và cũng có thể cắt các file âm thanh ra từng đoạn khác nhau. Rất hữu ích cho việc dạy nghe Tiếng Anh.

 

SWF TEXT 1.4 và Sothink SWF Quicker 3.0: Tạo file flash: Hai phần mềm này giúp bạn tạo ra các file flash sống động với hình ảnh, âm thanh và chử viết thật đẹp mắt. Sau đó đóng gói file flash lại và chèn vào Power Point như hướng dẫn trên.

Hải Bình (ghi) - Nguồn http://giaoducthoidai.vn/

 
Đang trực tuyến: 1147
Tổng lượt truy cập: 9841226
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
Top
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth <= 1024) { $(".wrapper:not(.wrapper2)").css("overflow", "hidden"); } }); var font = 13; function ChangeFont(add) { font += add; $("#body *").css("font-size", font + "px"); }