Kiến thức và nhân cách con người trưởng thành theo năm tháng cùng sự đồng hành của người bạn “sách”, thông tin bùng nổ, khoa học phát triển, nhân cách sống và những yêu cầu mới của xã hội, … tất cả đều có thể tìm thấy và thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm tri thức ngay trong bản thân mỗi cuốn sách.
“Đọc sách là nuôi dưỡng trí tuệ”
( M.Xê-Clê-Ca)
Và
“Đọc sách không những để nâng cao trí thức mà còn nâng cao nhân cách”
(Dr.Gúerin)
Nhân tố góp phần gieo mầm, phát triển những niềm mơ ước, chỉ lối cho những định hướng và mục tiêu sống của nhân loại và phát triển xã hội có phần đóng góp lớn của sách.
“Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích”
(M.Mông-tê-guy)
Đổi mới phương thức dạy - học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi cả GV và HSSV phải tự tích lũy và làm chủ kiến thức, điều đó đòi hỏi hình thành thói quen, kỹ năng đọc và nghiên cứu sách trong mỗi người dạy và người học như A.Puskin từng nói “Đọc sách là cách học tốt nhất” và tất nhiên hiệu quả của việc đọc sách cũng không nhỏ: “Mỗi ngày đọc vài trang sách, khi về già bạn đã có trong mình một thư viện khổng lồ” (V.Na Xốp)
(Ảnh minh họa)
Hình thành văn hóa đọc sách trong cộng đồng trở nên thiết thực và độc giả đến với thư viện để xây dựng thói quen đọc sách, tự học và tự nghiên cứu là yêu cầu tất yếu. Việt Nam đã lấy ngày 21/4 hằng năm để làm Ngày Sách Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị của sách và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách.
(Ảnh minh họa)
Để hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cũng như tạo không gian trao đổi ý kiến, thu hút bạn đọc đến với thư viện để sử dụng tài liệu, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, từ ngày 21-23/4/2014, Trung tâm tổ chức trưng bày sách theo các chủ đề và trình chiếu về kỹ năng đọc sách, lịch sử ngày Sách Việt Nam…với mong muốn bạn đọc tham gia tích cực.
Tin và ảnh: Phạm Thị Trinh