A A+
Yếu tố trào lộng trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua một số tác giải tiêu biểu
[ Ngày đăng: 04/06/2013 10:48:37 SA, lượt xem: 3468 ]

  

Văn xuôi Việt Nam đương đại tính từ sau 1975, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa nhân văn vĩnh cửu thì tiếng cười trào lộng thi thoảng được lồng vào đó, mà đôi khi còn trở thành cảm hứng chủ đạo trong một thế giới mới, hỗn mang nhưng cũng đầy cảm hứng. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 coi tiếng cười trào lộng như là một vũ khí diễu nhại trong cái thế giới mới đang cần nhiều phương tiện khác nhau để khám phá cho hết các ngóc ngách, tầng bậc này.

 

Tiếng cười ở đây vang lên với nhiều sắc độ khác nhau, trào lộng có, hai hước có, châm biếm có, đả kích có… song đậm nét hơn cả vẫn là màu sắc trào lộng. Tiếng cười này bắt nguồn từ tiếng cười dân gian song không chỉ dừng lai ở cấp độ giễu nhại thông thường, cũng không còn tồn tại ở dạng đơn thuần, độc lập mà chủ yếu là ở dạng tương tác hai chiều: hài  - bi. Trong cái hài có cài bi và trong cái bi có cái hài.

Phương tiện trào lộng được tác giải đương đại sử dụng với tần suất cao nhất vẫn là yếu tố dâm tục. Yếu tố gây cười dân gian này đã bị lãng quên trong suốt cả một chặng đường dài của văn học chiến tranh. Yếu tố dâm tục nhưng không có nghĩa là không có tính nhân văn này trở lại trong văn xuôi đương đại với bút pháp khéo léo hơn nhưng sâu sắc và có giá trị nghệ thuật cũng như phản ánh cao hơn. Yếu tố dâm tục xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Y Ban, Hồ Anh Thái mà đậm đặc nhất vẫn là trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp.

Nguyễn Huy Thiệp có biệt tài khai thác những hiện tượng dâm tục trong đời thường thành yếu tố trào lộng. Trong truyện ngắn Những bài học nông thôn, tiếng cười bật ra từ những lời nói, từ cách hành xử không “đứng đắn” của các nhân vật. Đó là khi thằng Tiến đòi ngồi ăn chung mâm với người lớn, mẹ Lâm đã gạt đi và nói: “Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao?... Các cụ toàn chim to… [1, tr.163]

Dâm tục trở thành một phương tiện để nhà văn khai thác các khía cạnh khác nhau của đời sống. Nhân vật Hiên khi kể về những buồn vui trong cuộc sống ở nông thôn có đoạn: “Ở nhà quê cũng có khi vui. Khi có chèo hay tuồng thì vui ghê lắm… Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Đông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược. Cái Lược bảo: “Làm gì thế?” Tay này cũng dơ, nói thản nhiên: “Làm chủ nhiệm hợp tác”. Cái Lược mắng: “Thôi đi chứ!”. Tay này lại bảo: “Nhân dân tín nhiệm thì tôi còn làm” Xung quanh cười ồ”.

Tiếng cười trong Không có vua là tiếng cười mai mỉa trước sự lố lăng, khi đứa em chồng buông lời chòng ghẹo chị dâu: “Thiếu một tý tình thôi, Sinh cho tôi xin một tí nào. Tôi nói trước, thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần” [1, tr.61]. Các giá trị đạo đức đã bị dẫm đạp, đảo lộn tùng phèo hết cả. Khi bố chồng nhìn trộm con dâu tắm, cả việc các anh em trai trong nhà thách đố nhau ngủ được với vợ của anh em mình: “Ngủ được với Mỹ Trinh thưởng một đồng hồ trị giá ba nghìn đồng”.

Nguyễn Huy Thiêp trong các truyện ngắn của mình đã sử dụng yếu tố dâm tục như là một phương tiện khám phá các góc khuất sâu bên trong con người. Đó có thể là những ẩn ức thầm kín của các cô gái mới lớn, là sự nổi loạn sau hàng nửa thế kỷ nhẫn nhịn của một bà già quê, của những thằng đàn ông hừng hực ham muốn và thể hiện cái ham muốn lồ lộ ra, bất chấp tất cả, vì thế giới Không có vua. Thế giới giờ đây bị phơi bày, con người hiện rõ cả phần người, phần con. Tiếng cười trào lộng trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rõ cách nhìn của ông về cuộc sống, về con người mà điểm xuất phát là góc nhìn từ bản năng.

Một tác giả khác, Phạm Thị Hoài cung đã sử dụng yếu tố dâm tục nhằm thể hiện khuynh hướng tình dục của con người đương đại. Phạm Thị Hoài không cười con người với đời sống tình dục tự nhiên mà chạy theo bản năng một cách hình thức, đua đòi. Trong Man Nương, các công thức, các bước của nghệ thuật tình dục được miêu tả một các lặp đi lặp lại, nhàm chán, bức bối, thậm chí là phi lý. Tất cả tạo nên một chân dung méo mó của con người hiện đại, đang sống một cách vội vã mà không biết mình cần gì và mình đang sống vì điều gì.

Trong truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ, cuộc tình thơ mộng trong một buổi chiều trên bãi biển không có gì đáng cười, nhân vật chỉ đáng cười khi nỗ lực trong tuyệt vọng để tìm lại cái cảm giác tình dục của “ngày hôm ấy”. Tuy có lúc quá trớn, song nhưng tiếng cười trào lộng khi vang lên trong truyện ngắn của nhà văn nữ này đã giúp cho người đọc nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống cũng như những giá trị nhân bản trong khát vọng sống chứ không phải khát vọng dục tình tầm thường.

Trong truyện ngắn của các tác giả khác như Y Ban, Hồ Anh Thái, tiếng cười trào lộng cũng vang lên có khi như là tiếng cười hồn nhiên của dân gian, có khi là tiếng cười phồn thực, mỉa mai, giễu nhại… Nhưng nhìn chung, tiếng cười trong văn học được đại xoáy sâu và những góc khuất chưa được khai thác trước đây. Yếu tố dâm tục được sủ dụng như là một phương tiện khai thác những khát vọng thầm kín của con người, qua đó các giá trị đạo đức, giá trị nhân bản được phơi bày, cân đo đong đếm. Cũng qua tiếng cười trào lộng, đã phản ánh được sự rối ren hỗn loạn của thế giới, số phận câm lặng của những con người mà sự nổi loạn chỉ chực bùng lên, và sự đáng buồn của những phận người sống nhưng không biết mình là ai.

Được sử dụng như là một phương tiện sắc bén trong khám phá và phản ánh cuộc sống muôn màu của thế giới đương đại, tiếng cười trào lộng đã góp một phần rất lớn đưa văn học về đũng quỹ đạo của nó. Văn học vì con người.

 

Nguyễn Thị Thanh Nga (TT. NCVHTVSMK)

 
Đang trực tuyến: 1611
Tổng lượt truy cập: 9841310
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
Top
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth <= 1024) { $(".wrapper:not(.wrapper2)").css("overflow", "hidden"); } }); var font = 13; function ChangeFont(add) { font += add; $("#body *").css("font-size", font + "px"); }