TỔNG QUAN VỀ LÍ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XX
[ Ngày đăng: 07/06/2013 4:04:34 SA, lượt xem: 5565 ]

 

 

 

 

Thế kỷ XX là một thời đại “bùng nổ tri thức”, các ngành khoa học đều phát triển siêu tốc, sức sản xuất cao hơn cả mười chín thế kỷ trước cộng lại,…Đồng thời cũng có những biến động xã hội lớn lao. Từ đó những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh đến phương thức sống của con người, nhất là ở ohwowng Tây đều thay đổi saai sắc. Ra đời trong bối cảnh như vậy, không cần phải nói, vì như đã thấy, lí luận phê bình văn học phương Tây vốn đã có một truyền thống phong phú, đến thế kỷ này không thể không diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo GS Phương Lựu, có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của Lí luận phê bình văn học phương Tây (Thế kỷ XX) trên ba phương diện cơ bản sau đây:

 

I. Một nền lí luận phê bình đổi mới triệt để

Có thể nói với hệ thống đồ sộ của mình, mỹ học Hegel tập trung nhiều nhất (chứ không phải duy nhất) những thành tựu và truyền thống của mỹ học phương Tây từ Platon, Aistote trở đi. Nó tràn đầy tính chất phi lý tính, thể hiện ngay trong định nghĩa nền tàng “Cái đẹp là hiện thân cảm tính của ý niệm”. Có thể thấy ở  đây một sự suy luận tư biện hoàn toàn thoát ly thực tiễn nghệ thuật của nhân loại, bởi vì các loại hình nghệ thuật nói trên thực ra đều có quan hệ đồng đại, chứ không phải ra đời nối tiếp nhau theo quan hệ lịch đại. Như thế có thể thấy tính chất lý tính, cực đoan trong mỹ học và lý luận nghệ thuật của Hegel tập trung ở hai mặt phi nhân bản và phi thực chứng khoa học. Các trường phái lí luận phê bình văn học lớn trong thế kỷ XX đều chống lại tính chất lý tính phi nhân bản, phi thực chứng trong mỹ học Hegel. Nhưng tùy theo trọng điểm phê phán, mà có thể phân loại tổng quát nền lí luận phê bình thành hai khuynh hướng chủ đạo là “thiên nhân bản” và “thiên khoa học”, mặc dù cũng có cách phân loại theo tiêu chí khác thành “trọng hình thức” và “trọng nội dung”.

A.Schopenhauer cho rằng cái hệ thống dựa trên “ý niệm tuyệt đối” của Hegel là “những thứ giả trá, hung ác, hoang đường, vô nghĩa lý, mà lại được tán thưởng và sùng bái một cách phổ biến”. Ông cho rằng bản chất và nguyên động lực của thế giới không phải là “ý niệm tuyệt đối” nào cả, mà là “ý chí của sinh mệnh”. Còn nhận thức và lý tính chẳng qua chỉ là những công cụ phát sinh khi nào cần đến. A.Schopenhauer và F.W.Nietzsche từ đó đã xây dựng hệ thống triết học và mỹ học duy ý chí. Họ đã mở đầu cho khuynh hướng xuất phát từ con người sinh tồn thực tế với những trạng thái hoặc yếu tố tâm lí của nó để xây dựng những khái niệm hạt nhân của hệ thống triết học và mỹ học phi lý tính chống lại Hegel. Đây cũng chính là nguồn gốc sâu xa của các trào lưu lý luận phê bình “thiên nhân bản” dồn dập, nhất là trong nửa đầu thế kỷ XX: chủ nghĩa trực giác của Henri Bergson với khái niệm hạt nhân “trực giác”, Phân tâm học của Freud với khái niệm hạt nhân là “vô thức bản năng”, hiện tượng luận với khái niệm hạt nhân là “ý hướng”, chủ nghĩa hiện sinh với khái niệm hạt nhân là “hiện sinh”,…

Mặt khác, cũng ngay giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa thực chứng của A. Comte lại phê phán khía cạnh tư biện siêu hình của Hegel, cho rằng: “Dò tìm những cái gọi là nguyên nhân khởi đầu và mục đích cuối cùng, đối với chúng ta, là tuyệt đối không thể nào làm được và cũng hoàn toàn vô nghĩa”. Ông chủ trương xây dựng loại triết học dựa trên sự khảo sát thực chứng, một thứ triết học mang tính chất khoa học chủ nghĩa. Trường phái văn hóa - lịch sử của H. Taine là dựa trên cơ sở triết học này. Tư tưởng thực chứng này đã diễn biến thành hai dạng. Dạng thứ nhất là thực chứng từ kinh nghiệm tự nhiên của J. Dewey, cơ sở triết học của trường phái lý luận phê bình thực dụng chủ nghĩa,…Dạng thứ hai là thực chứng từ ngôn ngữ. Ví dụ: chủ nghĩa logic thực chứng, cơ sở triết học của trường phái lý luận phê bình ngữ nghĩa học, triết học ngôn ngữ của S.Sausure, liên văn bản chủ nghĩa cấu trúc.

Tuy nhiên chúng có nhiều gốc gác chung, là phản lại truyền thống lý tính tập trung trong mỹ học Hegel, và do đó chúng có nhiều chỗ giao thoa với nhau, mặc dù không phải hoàn toàn lý luận phê bình văn học phương Tây đều hoàn toàn phi lý tính. Nó chỉ chóng lại thứ lí tính phi nhân bản và phi thực chứng Hegel mà thôi, chứ nó vẫn mang tính chất lý tính của nhân bản và khoa học.

II. Một nền lý luận phê bình phong phú, đa dạng

Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, hiễn nhiên vẫn gắn với triết học nhưng là với những loại lý luận khác nhau. Không ít trường phái lý luận phê bình mà định ngữ của nó chính là các trường phái triết học như:

- Lý luận phê bình trực giác chủ nghĩa

- Lý luận phê hiện tượng luận.

- Lý luận phê bình hiện sinh chủ nghĩa

Nhưng còn nhiều trường phái lý luận phê bình đặt cơ sở lý thuyết từ nhiều ngành khoa học khác nhau như:

- Tâm lí học có: Thuyết Empathetics (chuyển cảm), thuyết Gestalt 9hoanf hình).

- Xã hội học có xã hội học văn học của trường phái Bordeaux

- Mỹ học có mỹ học tiệp nhận của trường phái Kontanz

- Ký hiệu học có kí hiệu học nghệ thuật của Slanger,…

Do phải tiếp nhận từ nhiều ngành khoa học khác nhau nên phương pháp nhiên cứu  của nên lý luận phê bình này cũng không đơn nhất.

Mặt khác, lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX rất gắn bó với thực tiễn sáng tác, như trường phái phân tâm học đối với laoij sáng tác “dòng ý thức” siêu thực, chư nghĩa hiện sinh với loại kịch phi lý, lý luận của trường phái Frankfurt với loại nghệ thuật tiền phong. Như vậy sự gắn bó chặt chẽ với thục tiễn sáng tác làm cho lý luận nệ thuật tránh được màu sắc tư biện, khác xa mỹ học Hegel.

Tiếp nhận từ nhiều ngành khoa học khác nhau lại gắn bó với thực tiễn sáng tác nên có thể hình dung lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX mang một nội dung cực kỳ phong phú.

III. Một nền lý luận phát triển không ngừng

1. Giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỉ XX

Tuy có kế thừa tinh thần nhân bản và khoa học thực chứng cuối thế kỉ XIX, nhưng chính thức xác lập nền tảng của cả thế kỉ mới: Lý luận văn nghệ 30 năm đầu thế kỉ XX rất đa dạng qua các trường phái chủ nghĩa biểu hiện của B.Rroce, chủ nghĩa trực giác của B,Bergson, chủ nghĩa hình thức Nga, phân tâm học Freud, ngữ nghĩa học của I.A.Richards,…

Văn học so sánh được manh nha từ cuối thế kỉ XIX và còn diễn biến ở các giai đoạn sau, nhưng đã chính thức hình thành trường phái ngay từ đầu thế kỉ này. Cũng vậy, phê bình mới còn kéo dài sang giai đoạn sau nhưng cũng chính thức hình thành từ giai đoạn sau này.

Nhiều trường phái quan trọng khác như: chủ nghĩa tự nhiên của G.Santayana, chủ nghĩa hình thức không chỉ ở Nga mà còn ở Anh như C.L.Bell với luận điểm nổi tiếng “nghệ thuật là hình thức mang ý nghĩa”…

2. Giai đoạn đầu những năm 30 đến cuối những năm 50

Giai đoạn này chủ nghĩa trực giác, chủ nghĩa biểu hiện vẫn tiếp tục phát triển. Phân tâm học Freud trở thnahf phân tâm học của H.S.Sullivan, K.Horney, E.From. Chủ nghĩa tự nhiên của S.Santayana thành chủi nghĩa tự nhiên mới của Munro. Chủ nghĩa hình thức Nga không tiếp tục phát triển ở Liên Xô, nhưng một yếu nhân của nó là R.Jacobson di tản sang Tiệp Khắc tham gia sáng lập trường phái Prague hoạt động mạnh mẽ vào những năm 30 tienf thân của chủ nghĩa cấu trúc sau này.

Nhưng mặt khác, một số trường phái mặc dù cơ sở triết học có thể manh nha từ giai đoạn trước, nhưng trên bình diện lý luận văn nghệ đến giai đoạn này mới chính thức hình thành mỹ học phân tích, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh và mỹ học của Gestalt.

3. Giai đoạn từ đầu những năm 60 đến những năm 90

Nói giai đoạn thứ hai là giai đoạn cực thịnh không có nghĩa là giai đoạn thứ ba là giai đoạn suy tàn của Lý luận văn học phương Tây thế kỉ XX, nhưng quả là trừ trường hợp Mỹ học phân tích ra, ít có sự tiếp nối với các trường phái trước kia và trường phái mới xuất hiện cũng không thật nhiều: Chủ nghãi cấu trúc, giải thích học, mỹ học tiếp nhận, chủ nghĩa cấu trúc phát sinh, chủ nghĩa cấu trúc phân giải, xã hội học văn học, phê bình hậu thực dân, phê bình nữ quyền,…

GV. Lê Thị Phương

Khoa xã hội -  Trường CĐSP Quảng Trị