TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PHỐI HỢP VỚI HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ – GIÁO DỤC QUẢNG TRỊ TỔ CHỨC ĐIỂM CẦU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ VẤN TÂM LÝ TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGƯỜI HỌC”
[ Ngày đăng: 12/12/2021 16:48:20, lượt xem: 491 ]

Ngày 11/12/2021 tại Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Giải pháp phát triển tư vấn tâm lý trong các nhà trường đáp ứng nhu cầu người học”. PGS – TS Trần Kiều Chủ tịch Hội chủ trì hội thảo, cùng dự có Lãnh đạo Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Lãnh đạo và Hội viên Hội Khoa học TL - GDVN các Tỉnh, Thành được kết nối bởi 18 điểm cầu, với 20 đại biểu tham dự trực tiếp và 200 đại biểu tham dự bằng hình thức trực tuyến.

 Ngày 11/12/2021 tại Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt nam tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Giải pháp phát triển tư vấn tâm lý trong các nhà trường đáp ứng nhu cầu người học”. PGS – TS Trần Kiều Chủ tịch Hội chủ trì hội thảo, cùng dự có Lãnh đạo Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Lãnh đạo và Hội viên Hội Khoa học TL - GDVN các Tỉnh, Thành được kết nối bởi 18 điểm cầu, với 20 đại biểu tham dự trực tiếp và 200 đại biểu tham dự bằng hình thức trực tuyến.

Tham dự tại điểm cầu Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị có TS Lê Quốc Hải, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Lê Thị Xuân Liên Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Quảng Trị cùng các Hội viên, Giảng viên. Ngoài ra, còn có một số điểm cầu Online dành cho giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông trực thuộc sở GD&ĐT Quảng Trị.

Mục đích của Hội thảo trao đổi, thảo luận để đi tới sự đồng thuận tương đối về những cơ sở tâm lý học làm nền tảng cho việc xác định mục đích, nội dung, cách thức tư vấn tâm lý phù hợp với các loại đối tượng; đánh giá được những ưu điểm, những hạn chế của hoạt động tư vấn tâm lý học đường hiện nay và từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

   Theo báo cáo của PGS – TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHTL- GDVN, Hội thảo đã được các nhà Quản lý, nhà khoa học, giảng viên, giáo viên quan tâm gửi bài tham luận, cụ thể có 106 bài viết của các tác giả từ các tỉnh thành gửi về tham gia, trong đó có 60 bài viết đạt yêu cầu theo quy trình phản biện kín, được tuyển chọn đăng vào sách chuyên khảo do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản.

Nguồn BTC Hội thảo, 2021.

Bài viết “Một số kỹ năng cơ bản của giáo viên khi tư vấn tâm lý học đường cho học sinh bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến Giảng viên Trường CĐSP Quảng Trị, Hội viên Hội KH Tâm lý – Giáo dục Quảng Trị được chọn đăng vào sách chuyên khảo đồng thời được BTC mời trình bày tại hội thảo qua điểm cầu trường CĐSP Quảng Trị. Thông qua bài viết này tác giả muốn nhấn mạnh: Giáo viên không chỉ có trách nhiệm dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn đó chính là mục tiêu “trồng người”, dạy học sinh cách làm người, xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em. Thế nên, thay vì chỉ hối thúc việc học tập, nghiêm khắc gây nên áp lực cho học sinh, các thầy cô giáo nên thấu hiểu cả tâm lý của lứa tuổi này để định hướng sự phát triển nhận thức và đạo đức đúng đắn, giúp các em trở thành những con người có ích cho xã hội. Vì vậy, trau dồi những kỹ năng tư vấn tâm lý học đường căn bản là điều mà người giáo viên hiện đại nên làm.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh những nghiên cứu và ứng dụng của tâm lí học đường Việt Nam còn hạn chế và bất cập; trong khi đó một bộ phận học sinh có biểu hiện của sự bất ổn tâm lí, trầm cảm dần trở thành “vấn nạn” đáng báo động... Hội thảo cũng là cơ hội để công bố kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực tâm lí học trường học; phát triển tâm lí học trường học. Đây là diễn đàn cho các nhà khoa học, giảng viên, các nhà thực hành và sinh viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tâm lý của học sinh trong trường học và vai trò của nhà Tâm lý học ở Việt Nam hiện nay. Mong rằng với tinh thần của Hội thảo đã đề ra sẽ được lan tỏa rộng và sâu, nhằm mục đích xây dựng công tác tư vấn tâm lý học đường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

Đại biểu dự hội thảo trực tiếp tại Văn phòng Hội KH TL-GD VN – Hà Nội.

 

Các đại biểu dự hội thảo tại điểm cầu trường CĐSP Quảng Trị

 

ThS. Nguyễn Thị Hồng Yến trình bày tham luận bằng hình thức trực tuyến

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại điểm cầu trường CĐSP Quảng Trị.

 

Bài và ảnh Lê Đức Quảng