A A+
Điểm qua một số tác phẩm thanh nhạc của nhạc sĩ SCHUBERT
[ Ngày đăng: 13/04/2009 9:15:12 SA, lượt xem: 5482 ]

Thế giới âm nhạc quả là một thế giới cảm xúc bao la, rộng lớn. Bằng những chất liệu tuyệt vời của âm thanh, âm nhạc đã phản ánh muôn màu, muôn vẻ về cuộc sống, về con người và cả những thay đổi phức tạp của xã hội.

Những biến đổi của xã hội nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành những quan điểm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Sự biến đổi đó trong âm nhạc được thể hiện rõ đó là sự ra đời của chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn. Nói đến chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn, là sự giải phóng cá nhân ra khỏi tâm lý, tư tưởng của xã hội dẫn đến sự khẳng định, đánh giá thế giới nội tâm của con người. nghệ thuật lãng mạn khẳng định nhân vật mới đó là khuynh hướng tự docas nhân(cái tôi).

Một trong những thành tựu chính của âm nhạc lãng mạn là sự khai thác một cách đang kể những hình tượng tâm lý trữ tình, những màu sắc tâm lý tinh tế, những tình cảm và những mâu thuẫn của con người luôn được phát triển.

Trong các tác phẩm âm nhạc, chủ đề trữ tình, đạc biệt trữ tình thuộc lĩnh vực tình yêu đã tìm các khía cạnh đầy đủ nhất thế giới nội tâm của con người. Chủ đề này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn. Thời kỳ này có rất nhiều nhạc sỹ nổi tiếng nhưng trong đó người đại diện xuất sắc, người đại biểu đầu tiên của trường phái âm nhạc lãng mạn không ai khác đó là nhạc sỹ người Áo Frans Peter Schubert.

Nhạc sỹ F Schubert đã để lại cho kho tàng âm nhạc thế giới nói chung và âm nhạc Áo nói riêng một số lượng tác phẩm rất lớn và đủ thể loại. Tài năng của ông thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực viết cho thanh nhạc, ca khúc giữ vai trò dẫn dắt, chi phối cho các thể loại khác của ông.

Khi nói đến ca khúc của F Schubert, một số lớn chủ đề liên quan đến tình yêu và qua đó thể hiện được tâm trạng của con người thế kỷ, với tình cảm lãng mạn luôn thay đổi, với những ước mơ nồng cháy về hạnh phúc. Các bài ca của Schubert nêu lên được sự sâu sắc của tình cảm, những tâm tình tế nhị, những màu sắc trữ tình phong phú, những cảm xúc về nội tâm. Rất nhiều bài đã tạo được sự hoàn thiện cho nghệ thuật ca khúc trữ tình thơ mộng, những ca khúc tự truyện mà có thể nói những nhân vật trong tác phẩm chính là những tình tiết trong cuộc đời của tác giả, thêm nữa là ca khúc của F Schubert còn thể hiện chủ đề mang màu sắc triết lý.

Để hiểu hơn về tính chất phong phú, thủ pháp độc đáo, bút pháp điêu luyện của nhạc sỹ, để cho ca khúc vươn lên đỉnh cao ngang tầm với các thể loại khác, mà F Schubert là cây đại thụ, cánh chim đầu đàn, một người anh cả trong thể loại này. Điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu chúng ta thấy rõ được điều đó.

1. Tác phẩm “ Serenade”( Stãndchen)

Serenade là một tác phẩm nổi tiếng của F.Schubert với chủ đề tình yêu, ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, mà ở đây ta có cảm giác như tình yêu đó, hạnh phúc đớnh của chính tác giả.

Âm hưởng của giai điệu tựa như một lời nói trìu mến, âm áp, tràn đầy tình cảm yêu thương nồng cháy. Bằng lối nhắc lại âm hình nhưng có sự thay đổi về cấu trúc quãng như để nhấn mạnh thêm nỗi cô đơn trống vắng đến não lòng.

Nét giai điệu sang trọng kết hợp với ngôn ngữ văn học độc đáo tạo cho người nghe cảm giác rất lạ. Sự quyến rũ của một số âm có dấu hoá bất thường như để bày tỏ tình cảm yêu đương vô bờ bến. Bằng sự độc đáo của âm thanh, âm hình tiết tấu làm cho khung cảnh thiên nhiên như hoà quyện vào tâm trạng của con người, mối đồng cảm ấy tạo nên một sức mạnh của tình yêu, của một niềm hạnh phúc sắp đến.

Sang phần ba của ca khúc là sự chuyển điệu, đưa âm hưởng về một điệu tính mới, đặc biệt tác giả  sử dụng âm hình mới, tạo nên tốc độ của tác phẩm như nhanh lên một ít như dụng ý diễn tả sự mãnh liệt của tình yêu, hoá phép bởi màu nhiệm của tình yêu chân thành, dịu dàng như ánh trăng đêm.

Qua tác phẩm Serenade của F.Schubert, bằng phong cách độc đáo, thủ pháp điêu luyện, nhạc sỹ đã xây dựng lên một tác phẩm thanh nhạc mang tính nghệ thuật cao, thể hiện rõ tính chất âm nhạc lãng mạn. Đặc biệt nữa là F.Schubert rất coi trọng phần đệm cho ca khúc, cách sử dụng hợp âm có nhiều biến âm tạo các quãng nghịch như để nhấn mạnh trạng thái tâm lý tinh tế của con người, chuyển dich đột ngột như để miêu tả tâm trạng sửng sốt đến kỳ diệu. Sự hài hoà giữa phần đệm và giai điệu đã làm cho tác độc đáo và nhiều màu sắc hơn.

2. Tác phẩm “Con cá mương” (Die Forelle)

Tác phẩm “Con cá mương” là tác phẩm được F.Schubert viees về đề tài tình yêu thiên nhiên. Vào phần một của tác phẩm tác giả sử dụng âm hình tiết tấu có tính chất nhảy múa, kết hợp với việc sử dụng quãng nhảy như để diễn tả một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, một dòng suối trong lành với đàn cá tung tăng nô đùa.

Âm hình đơn giản được nhắc lại cùng với hoà âm của nét giai điệu, làm cho người nghe có cảm giác như một làn điệu dân gian. Ở đây, tác giả muốn nói đến tình cảm chân thành của mình, một tình cảm mộc mạc đối với thiên nhiên tươi đẹp.

Sang phần ba của tác phẩm, sự thay đổi âm hình tiết tấu, giai điệu đi theo chiều ngang(đồng âm) được tác giả sử dụng nhiều. Điều này bộc lộ rõ nét sự đau thương trước sự huỷ hoại của con người đối với thiên nhiên và qua đây F.Schubert cũng muốn nói lên tâm trạng, nỗi chán chường, bế tắc trước xã hội hiện tại, để rồi ước mơ đến những điều hoàn mỹ hơn, tươi sáng hơn.

Điểm đặc biệt của tác phẩm này là thủ pháp viết phần đệm của F.Schubert. Phần đệm ở đây như miêu tả sắc long lanh của dòng suối bởi cách sử dụng biến âm kết hợp với sự nhắc lại đối vị ở các bè.

Qua tác phẩm “ con cá mương” , chúng ta nhận thấy bằng cấu trúc ba phần tự do, âm hình tiết tấu đơn giản, sử dụng cách nhắc lại. Nhạc sỹ F.Schubert đã bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đồng thời cũng là những dằn vặt, những ước mơ tự do của con người thời đại.Không chỉ ở hai tác phẩm nêu trên mà còn rất nhiều những tác phẩm thanh nhạc khác thể hiện rõ tư tưởng và but pháp điêu luyện của ông như: “Gửi đến âm nhạc” (Andie Musik), “Thánh ca - Lời cầu nguyện kinh Đức bà” (Ave Maria)…

Quả như những dòng chữ của một nhà thơ Áo Glin Pacxe ghi trên nấm mộ của nhạc sỹ F.Schubert “ Thần chết đã đặt tại đây một kho tàng quý báu, nhưng còn quý báu hơn thé nữa là những hy vọng đẹp đẽ”

Qua sự thấu hiểu về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại, đồng thời là những tác phẩm mà cụ thể là những tác phẩm thanh nhạc, chúng ta nhận thấy. F.Schubert là một ánh bình minh của chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn, bóng cây đại thụ, một cánh chim đầu đàn, một người anh cả trong nền âm nhạc thế giới về linh vực ca khúc. Nhạc của ông như dòng nước trữ tình, mỗi âm hưởng của nó tràn đầy tình cảm khác nhau. Tính trữ tình của F.Schubert trong sáng, thuần khiết và giản dị như cuộc đời ông vậy.

Với sáu trăm ca khúc mà ông để lại cho thế hệ sau quả là một kho báu quý giá. Những sáng tác cho thanh nhạc của F.Schubert tiếp nhận mối quan hệ với ca khúc dân gian được phổ biến trong các tầng lớp nhân dân, nhưng ông đã đưa vào những đường nét mới cho dạng nghệ thuật truyền thống nay “Những đặc điểm về tiết tấu nhảy múa, những giai điệu mang tính ngâm vịnh”theo lịch sử âm nhạc thế giới. F.Schubert đã nâng cao những bài hát phong tục thành những đỉnh cao của nghệ thuật, đưa vào đó những hình tượng lãng mạn(Thiên nhiên tươi đẹp và con người với tình yêu nồng cháy), trữ tình cùng với tính giai điệu phong phú.

Thông qua một số tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của F.Schubert chúng ta nhận thấy rằng nhạc sỹ có một tính cách, một thủ pháp hoàn toàn mới và độc đáo trong lối viết đó là:

- Ca khúc thường được xây dựng ở các hình thức đơn giản, như cấu trúc 2 hoặc 3 phần, loại có phiên khúc hoặc đối đáp. Thường sử dụng các kiểu nhắc lại để phù hợp với sự phát triển liên tục của một nội dung tạo thành nhưng khúc hát tự do.

- Về giai điệu, với ngòi bút sắc bến của mình, ông đã thể hiện một phong các độc đáo và phong phú, khi thì du dương, uyển chuyển, khi thì nhảy múa hội hè và cũng có khi mang tính ngâm vịnh.

- Không những giai điệu phonh phú mà việc sử dụng âm hình tiết tấu cũng đầy cá tính, đó là lối nhắc lại như để phản ánh chính xác hơn thế giới nội tâm của con người, đó là nỗi dằn vặt, nỗi cô đơn, buồn man mác, những ý nghĩ về cuộc sống, cái chết, những ươc mơ như được thổ lộ từ nhịp điệu của trai tim mình.

- Khi kết hợp giữa văn học và âm nhạc, những hình tượng trong văn học được F.Schubert khắc hoạ rõ nét hơn và bằng cách đó tác giả đã làm tăng thêm tính nghệ thuật của lời ca, đạt đến trình độ trong sự hài hoà, tinh tế giữa hình ảnh văn học và hình tượng âm nhạc( Lời ca và giai điệu)

- Một điểm khác nữa đó là hầu hết những tác phẩm thanh nhạc của F.Schubert đều được nhạc sỹ thể hiện có phần đệm của cây đàn Piano. Bằng lối viết độc đáo đó, chúng ta nhận thấy rằng, mỗi tác phẩm của ông có sự độc lập đến hoàn hảo. Một tác phẩm phản ánh một nội dung khác nhau, về nội tâm, tâm trạng, những ước mơ về cuộc sống, những tình cảm nồng nàn mãnh liệt đối với con người và với thiên nhiên.

  Thông qua những tác phẩm tiêu biểu của F.Schubert chúng ta thấy rằng, bằng khả năng tinh tế, bằng cảm nhận sâu sắc về thế giới nội tâm, với cuộc sống của con người thời đại. Với chất liệu âm nhạc độc đáo được ông thể hiện đã làm cho những tác phẩm thanh nhạc đạt đến đỉnh cao.

“F. Schubert, một thiên tài hiêm có”

                                (Beethoven)

                                          Lê Đình Trí – CĐSP Quảng Trị

 

 
Đang trực tuyến: 50
Tổng lượt truy cập: 9951236
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
Top
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth <= 1024) { $(".wrapper:not(.wrapper2)").css("overflow", "hidden"); } }); var font = 13; function ChangeFont(add) { font += add; $("#body *").css("font-size", font + "px"); }