Các dạng thơ Tứ tuyệt Việt Nam hiện đại
[ Ngày đăng: 25/10/2013 8:04:38 SA, lượt xem: 10648 ]

 Võ Văn Luyến*

  1. Trước hết cần phải xác định được tính hiện đại trong thơ, dĩ nhiên trong đó có cả tứ tuyệt. Cũng như mọi sự vật hiện tượng, sự vận động trong thơ từ cổ điển sang hiện đại là có qui luật. Vì thế, muốn nhận diện các dạng tứ tuyệt hiện đại phải bắt đầu từ tính hiện đại để thấy dấu hiệu hiện đại cụ thể như thế nào.

 

“Tính hiện đại trong thơ không phải là một phẩm chất chung trừu tượng của các nền thơ, các phong cách thơ mà mang những đặc điểm và sắc thái cụ thể của tiếng nói thơ ca của một con người, một dân tộc, một thời đại với một lý  tưởng xã hội cụ thể. Tính hiện đại trong thơ bộc lộ trong nội dung cũng như trong hình thức biểu hiện của thơ“ [5, 336] .

Thực thế, sự phong phú và mở rộng về đề tài và chủ đề gắn bó với những vấn đề trung tâm của hiện thực dân tộc và thời đại là một dấu hiệu khách quan đầu tiên đem đến tính hiện đại trong thơ. Trong đó, một nhân tố hết sức quan trọng là sự vận động biện chứng của cảm nghĩ. Tính hiện đại cũng bộc lộ rõ nét ở những phương tiện biểu hiện. Không thể xem là hiện đại khi một nội dung mới lại biểu hiện bằng hình thức cũ. Với thơ tứ tuyệt cũng vậy, xác định các thể tứ tuyệt hiện đại không chỉ ở yếu tố “nội sinh” của nó mà còn phải nhận ra yếu tố “ngoại nhập“ các thể khác vào trong tứ tuyệt trên nền hiện thực của đời sống thơ ca.

Khi nghĩ đến tứ tuyệt hiện đại, lập tức tứ tuyệt cổ điển được đem ra so sánh. Khái niệm tứ tuyệt (tuyệt cú - tên gốc theo cách gọi của người Trung Hoa) vốn định vị thành một thể luậtđời Đường với hai dạng thể là ngũ ngôn tứ tuyệt (ngũ tuyệt) và thất ngôn tứ tuyệt (thất tuyệt), đảm bảo tính niêm luật nghiêm chỉnh. Thơ tứ tuyệt hiện đại vẫn ổn định “bộ khung“ bốn câu thơ mỗi bài. Ngoài ra, có quan niệm còn cho có loại tứ tuyệt trường thiên gồm nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu một. Nhưng có lẽ thơ tứ tuyệt chỉ thích hợp với bốn câu mỗi bài hơn nên trong tâm lý  tiếp nhận, dần dà người ta loại khỏi thể tứ tuyệt trường thiên này .

Xu hướng hiện đại hóa thơ tứ tuyệt (xét ở yếu tố nội sinh) nghiêng về sự co giản số tiếng trong câu thơ nhiều hơn và biến đổi rất đáng kể về nhịp, về vần.

Nhịp điệu là xương sống của thơ. Thơ có thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đều về số chữ, bỏ mọi qui luật bằng trắc nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu. Tứ tuyệt cổ điển nghèo nhịp điệu, nhịp gần như bất biến : Chủ yếu đối với ngũ tuyệt nhịp 2/3, thất tuyệt 4/3 hoặc 2/2/3. Còn hiện đại rất giàu nhịp điệu. Giáo sư Phan Ngọc ví von rất hình tượng rằng: “Các nghệ sĩ thời quân chủ chỉ múa có một tay, một tay họ bị trói vào truyền thống từ chương cổ“ cho nên nhìn sâu vào một vấn đề như nhịp, sự nghèo nàn là không tránh khỏi. Trong phương diện vần cũng thế, tứ tuyệt cổ điển có 3 vần, chủ yếu vần chân ở cuối các câu 1, 2 và 4 gọi là bốn câu ba vần. “Theo luật thơ thì bài tứ tuyệt phải 4 câu 3 vần... vì vậy, có một nguyên tắc đề ra cần phải theo khi muốn trốn vần là: Câu thứ nhất đã trốn vần thì câu thứ hai phải là một vế đối của câu một, để hai câu này trở thành một đôi câu đối gọi là song phong tức là hai ngọn núi đối nhau” [7, 132]. Thông thường thì bài bốn câu (tứ tuyệt) là ba vần. Loại thơ bốn câu ba vần bắt nguồn từ loại này (tức loại ba vần bằng ôm một vần trắc hay loại ba vần trắc ôm một vần bằng). Biệt lệ trốn vần thì bốn câu hai vần, cơ bản vần bằng ở cuối các câu hai và bốn (vần gián cách). Thơ Việt Nam hiện đại cũng đã khai thác hết các khả năng liên kết bằng vần của câu thơ cổ điển, phát triển thêm lượng từ trên các dòng thơ nhưng vần chân đã khác vần chân trong thơ tứ tuyệt cổ điển. Đó là vần liên tiếp (còn theo cách gọi hiện đại là vần ôm) .

Mở mắt ra gặp toàn những người khôn!

Nhắm mắt lại, chao ôi, bao người dại!

Ngửa bàn tay lên lật bàn tay lại

Mặt trắng mặt đen... hai phía cũng tay mình

   (Sấp ngửa - Võ Thanh An)

Ngay cả gieo vần cũng biến hóa, không nhất thiết theo khuôn âm một cách máy móc. Đặc biệt, khi cần có thể bỏ vần để không làm hại đến nội dung biểu đạt. “Khi sử dụng thể thơ truyền thống, các nhà thơ hiện đại đã đi tìm sự đổi mới ở phương diện tạo nghĩa chứ không phải ở phương diện tìm vần“ [8, 342], thơ hiện đại đã có một bước chuyển về phía vần trắc. Tuy nhiên, khi vần bằng còn lấn át vần trắc (và điều này là tất nhiên vì vần trắc dường như chỉ xuất hiện những lúc có ý biểu đạt cái bất thường, đột ngột) thì tứ tuyệt hiện đại dễ tạo cho ta cảm giác “cổ điển“. Thực ra, tứ tuyệt hiện đại đang tìm cách vượt qua liên kết vần để  đạt đến liên kết ý .

Ném xuống một hạt muối

Biển chẳng mặn thêm

Nhưng biển muôn đời làm sao hiểu được

Hạt muối mang trong mình gió cả đại dương

(Vô đề ở biển - Từ Dạ Thảo)

Sự giảm bớt tứ tuyệt cổ điển (ngũ tuyệt, thất tuyệt), sự phá vỡ các dòng thơ ổn định nhịp điệu (chẵn trước/lẽ sau), sự giảm mạnh các dấu ngắt phát ngôn ở cuối dòng thơ... tất cả đều chứng tỏ rằng, dường như về mặt thể loại, thơ Việt Nam hiện đại đã đi hết chặng đưòng cổ điển.

2. Với hiện đại, cái “mô hình tác phẩm thơ lấy hài hòa, cân đối, chặt chẽ làm nền tảng“ [10, 12] đã không còn. Tứ tuyệt khởi lộ chủ yếu dựa trên tứ thơ, việc phá vỡ vần luật, chỉ sử dụng nhịp điệu là đủ nên bản thân nó hiện đại hóa khá dễ dàng. Với lại, “tự thân tứ thơ hết sức nên thơ trên cơ sở nhịp điệu có thể hoán cải tất cả để đem đến cho bài thơ cái vẻ hoàn chỉnh nên thơ“ [11, 214]. Đấy cũng là một lý do các thể khác tham gia vào để hiển nhiên trở thành tứ tuyệt. Chính vì thơ tứ tuyệt vừa có yếu tố bất biến vừa có yếu tố khả biến nêu ở trên nên rất dễ dung hợp, gây nên lực hút các thể khác, kết hợp được các hình thức biểu hiện của văn hóa Đông Tây, văn hóa bản địa. Tứ tuyệt Việt Nam hiện đại là một tập hợp của nhiều thể thơ khác nhau trong giới hạn bốn câu, miễn là bảo đảm tính trọn vẹn về nội dung. Cái cấu trúc bốn câu của truyền thống bền vững phản ánh tính vòng tròn, tính khép lại của một thể thơ. Khác với thể Hai Ku dừng ở câu thứ ba lại như chấm lửng, mở ra phần cần nghĩ tiếp dành cho mỗi độc giả, đẩy độc giả tham gia vào từ trường hấp dẫn của tứ thơ, đấy cũng là cách gây hứng thú theo hướng của Hai Ku. Con số bốn ở tứ tuyệt thì lại khác, người sáng tạo đồng thời nhất trí ngay với người thưởng thức về điều muốn nói, về sự phát hiện, về hứng thú  đem đến.

Ta có thể hình dung tứ tuyệt hiện đại Việt Nam như trong một bộ y phục cùng cỡ (bốn câu) nhưng mỗi người tạo một “modern“ khác nhau theo cảm hứng nghệ thuật. Hiểu như thế chúng ta mới dễ dàng chấp nhận và trong thực tế sáng tác thơ tứ tuyệt hiện đại rất phong phú hình thức câu thơ:

* Câu thơ hai tiếng:

Cúc rã

vào trăng

Giấy tả

tơ giăng

   (Trà khuya)

           * Câu thơ ba tiếng:

óng ả tóc

hai mươi xanh

lá đò dọc

chở hương chanh

(Nắng dưới vòm me)

* Câu thơ bốn tiếng:

Thương con chim cũ

hót mãi bên hè

Gã tình nhân mới

biết gì mà nghe

(Vô đề)

* Câu thơ năm tiếng:

Một ta ra / tắm biển

đằm sóng nước/muôn trùng

có giọt nào/năm ấy

quẫn quanh mình/em không?

(Tắm biển)

Hoặc

Hoa thơm đẹp / trong vườn

Bướm bay đi / không nổi

Ôi bông hoa/ đến giỏi

Dính bưóm / bằng làn hương

(Hoa dính bướm)

* Câu thơ sáu tiếng :

Trái tim suốt đời non trẻ

Mặc cho lồng ngực sẽ già

Tình yêu chỉ là đứa bé

Mặc cho mái tóc sương sa

(Trái tim và tình yêu)

* Câu thơ bảy tiếng:

Chỉ một ngày nữa thôi,  em sẽ

Trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây

Cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bưóm

Cũng thêm màu trên cánh đang bay

(Tập qua hàng)

* Câu thơ tám tiếng:

Em như tấm bản đồ thân chữ nổi

Dắt anh lần mò nguyên quán tầm xuân

Thời gian mù bạc đầu lau ăn lối

Đảo vô tâm neo buột nhớ mưa dầm.

(Quê tầm xuân)

* Câu thơ từ  một đến 15, 16 tiếng (tự do)

Nhà ngục của tôi ơi

Em

tên cai tù

cả tín!

   (Vợ)

Hoặc

Ngôn ngữ như hài cô tấm trong ngày hội lớn

Mái tóc thơm hương cấm cung chứ chả phải hương đồng

Ao thêu hoa cũng đẹp thôi, chứ đâu phải nâu sồng

Độc giả có lúc cần làm hoàng tử để xem hài hoa và để chọn

(Ngôn ngữ)

* Câu thơ 6/8 (lục bát)

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

Mãi mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro

(Chăn trâu đốt lửa)

Ngay cả câu thơ 5 tiếng, 7 tiếng ( “tiếng“ hoặc “chữ “, chứ không gọi “từ “ được, vì từ còn có từ ghép hai tiếng, hoặc từ láy có khi lên đến bốn tiếng) có truyền thống lâu đời cũng đã phá vỡ qui phạm bằng, trắc, niêm, đối (dù đối với tứ tuyệt cổ điển không là yêu cầu bắt buộc). Nhịp và vần cơ bản đã thay đổi theo cách tân hình thức, tạo đà cho tứ tuyệt phát triển mạnh trở lại.

Một điểm nữa là sự mở rộng các thể tứ tuyệt nhằm tăng sức biểu hiện tạo những thế mạnh khác nhau. Chẳng hạn, câu thơ 8 chữ dường như thích hợp với đề tài sinh li tử biệt. Câu thơ trải ra, gợi buồn. Câu thơ 6 chữ nhẹ, lướt với nhịp 2/2, thiên về tình cảm nhẹ nhàng, êm ả, ngọt ngào. Câu thơ dài ngắn không đều, có sự xâm nhập thể tự do lại tạo ra sự đa thanh, đột biến, bất ngờ trong tình cảm, cảm xúc...

Thực ra, với cái nhìn phổ quát, thì thơ tứ tuyệt Việt Nam hiện đại không “tùy tiện“ phá vỡ thi luật cô điển mà nói như nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Khi gạt luật bên ngoài phải có luật bên trong rất mạnh“ với nguyên tắc cảm xúc nào nhịp điệu ấy, nhịp điệu nào cấu trúc ấy.

Thơ tứ tuyệt hiện đại như là bản biến tấu chữ nghĩa và trong thực tiễn sáng tác, biên soạn, tiếp nhận một cách tự nhiên. Các thể thơ (căn cứ vào số tiếng) đã hội nhập vào thể thơ tứ tuyệt làm phong phú, đa dạng hình thức thể loại này. Khép lại một thế kỷ thơ tứ tuyệt tồn tại, phát trỉển như vậy, không có ai phản đối, vô hình trung, đã được công nhận. Điều mà nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi đề nghị gạt lục bát tứ tuyệt (loại lục bát 4 câu) ra khỏi thơ tứ tuyệt không còn phải bàn.Vì hồi đầu thế kỷ Tản Đà  và sau đó là Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim đã dịch tứ tuyệt Đường thi ra lục bát rất hay. Đến sau này thơ “Nhật ký trong tù“ của nhà thơ Hồ Chí Minh chủ yếu là tứ tuyệt vẫn được tiếp tục dịch ra nhiều bài bằng lục bát, ngay cả các bản dịch này được đưa vào chương trình học tập nghiên cứu trong nhà trường.

                                                                       

 

Tµi liÖu tham  kh¶o

 

1. Aristote:   NghÖ thuËt th¬ ca - Nxb  V¨n Ho¸ - Hµ Néi  - 1964.

2. Bïi C«ng Hïng: Gãp phÇn t×m hiÓu  nghÖ thuËt th¬ ca - Nxb Khoa häc x· héi - Hµ Néi 1983.

3. Bïi V¨n Nguyªn     - Hµ  Minh §øc: - C¸c thÓ th¬ ca vµ sù ph¸t triÓn cña h×nh thøc th¬ ca trong v¨n häc ViÖt Nam - Nxb Khoa häc x· héi - Hµ Néi n¨m 1968.

4. Bïi Kû:  Quèc v¨n cô thÓ - Nxb T©n ViÖt - Sµi Gßn 1950

5. Hµ Minh §øc: Th¬ vµ mÊy vÊn ®Ò  trong th¬ ViÖt Nam hiÖn ®¹i - Nxb Gi¸o dôc - 1997

6. Hå ThÕ Hµ: ThÕ  giíi nghÖ thuËt th¬ ChÕ Lan Viªn (LuËn ¸n TiÕn SÜ khoa häc  Ng÷ v¨n) - Hµ Néi - 1999.

7. L¹c Nam: T×m hiÓu c¸c thÓ th¬ - Nxb V¨n häc - Hµ Néi - 1993.

8. NguyÔn B¸ Thµnh: T­ duy th¬ vµ t­ duy th¬ hiÖn ®¹i ViÖt Nam - Nxb V¨n häc.

9. Th¸i Do·n HiÓu- Hoµng Liªn (biªn so¹n ): Mét ngµn n¨m th¬ tø tuyÖt ViÖt Nam  - Nxb V¨n ho¸ d©n téc - 1997.

10. Phan Ngäc: T×m hiÓu phong c¸ch NguyÔn Du trong TruyÖn KiÒu  - Nxb Khoa häc x· héi - Hµ Néi - 1985.

11. TrÇn §×nh Sö:  Nh÷ng thÕ giíi nghÖ thuËt th¬ - Nxb Gi¸o dôc - Hµ Néi - 1995.

       

  • Địa chỉ liên lạc tác giả bài viết:

Võ Văn Luyến, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị,

 Km 3, Đường 9, thành phố Đông Hà, Quảng Trị

DD: 0905.005469