KHOA MẦM NON
Địa chỉ: Km 3, Quốc lộ 9, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 053.586.049
Email: .Website: http://www.qtttc.edu.vn
Trưởng khoa: Thạc sỹ Nguyễn Thị Trầm Ca - Giảng viên chính
Trợ lý khoa : Thạc sỹ Võ Thị Bích Thủy - Giảng viên
Văn phòng khoa: Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoa
I. Đội ngũ giảng viên : Khoa có 13 GV
1. Nguyễn Thị Trầm Ca - Trưởng khoa - Giảng viên chính, Thạc sỹ Tâm lý GD.
2. Võ Thị Bích Thủy - Trợ lý khoa - Giảng viên, Thạc sỹ Sinh học
3. Nguyễn Thị Ngọc Hân - Giảng viên, Thạc sỹ Tâm lý GD, Trợ lý khoa
4. Nguyễn Thị Lan - Giáo viên, Đại học Mầm non.
5. Trần Thị Gái - Giáo viên, Đại học Mầm non.
6. Nguyễn Văn Thẩm - Giảng viên, Thạc sỹ Âm nhạc
7. Đoàn Thị Hồng Hạnh - Giảng viên, Đại học TDTT
8. Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Giảng viên, Đại học Mỹ Thuật
9. Lê Thị Phương - Giảng viên, Thạc sỹ Văn học
10. Trương Bùi Thùy Dương - Giảng viên, Thạc sỹ Toán
11. Nguyễn Thị Kim Thái - Giảng viên, Thạc sỹ GD Mầm non
12. Nguyễn Thị Hoa - VP khoa, Thạc sỹ CNTT
13. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Văn phòng khoa, Đại học Văn thư lưu trữ
II. Chức năng, nhiệm vụ
Nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Mầm non trong toàn tỉnh. Thực hiện kế hoạch của Nhà trường, từ khi thành lập đến nay, Khoa đã tiến hành bồi dưỡng chuẩn hoá trình độ trung cấp, đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp chính qui, cao đẳng chính qui và tại chức ngành học Mầm non đạt kết quả tốt.
Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác giảng dạy, giảng viên của Khoa tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học và biên tập, biên soạn tài liệu dạy học... Nhiều đề tài được ứng dụng vào thực tế giảng dạy, đáp ứng nhu cầu của HSSV. Khoa đã xây dựng tốt mối quan hệ với trường thực hành Hoa Sen và thường xuyên đưa HSSV về thực hành tại trường, nhờ vậy, HSSV có cơ hội tiếp cận thực tế ngay khi đang được đào tạo và giảng viên cũng có điều kiện thường xuyên tiếp cận với cơ sở, thúc đẩy mạnh mẽ sự đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ...
Do nhu cầu của xã hội, công tác bồi dưỡng đào tạo giáo viên không chỉ được thực hiện tại trường, Khoa Mầm non còn chủ động khai thác nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo của các địa phương và tham mưu với BGH nhà trường tổ chức tiến hành bồi dưỡng, đào tạo giáo viên đến tận các huyện, thị từ năm 2000 đến nay.
III. Các hoạt động khác
- Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các đồng chí giảng viên trong khoa đã tham gia các dự án quốc tế và được đi đào tạo, bồi dưỡng ở Phần Lan (Dự án Vietvoc), Singapore (Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện).
- Khoa thường xuyên tổ chức các hội thi nghiệp vụ sư phạm để SV rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp như “Hội thi Giọng hát hay và đọc kể diễn cảm”, “Hội thi bàn tay khéo”, “Hội thi biên soạn động tác múa theo lời bài hát”, “Hội thi thiết kế trang phục từ những nguyên vật liệu rẻ tiền, phế liệu”...đạt được những kết quả tốt, gây được tiếng vang trong tập thể HSSV, được nhà trường biểu dương.
- Khoa cũng luôn chú trọng công tác rèn luyện thể dục thể thao trong HSSV, thành lập đội tuyển bóng đá nữ, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh... để tham gia thi đấu và đạt được nhiều giải cao trong các hội thi của Nhà trường và của Tỉnh .
- Để kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm HSSV và giáo dục tinh thần tập thể trong HSSV, Khoa luôn có sự thay đổi các hình thức sinh hoạt tập thể, tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan... và luôn có sự động viên, giúp đỡ kịp thời về vật chất và tinh thần cho HSSV, đặc biệt quan tâm đến HSSV là con em người dân tộc thiểu số.
IV. Khen thưởng
Nhiều năm liền tập thể khoa đạt danh hiệu Tập thể tiên tiến xuất sắc, tổ Công đoàn vững mạnh. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ và giáo viên giỏi cấp Ngành, cấp Trường. Dưới sự lãnh đạo của Khoa, nhiều tập thể SV đạt danh hiệu “Tập thể học tập tốt, rèn luyện tốt”.
Khoa Mầm non trường CĐSP Quảng Trị là một mái nhà ấm áp cho mỗi GVCB - HSSV trong khoa và sẽ mãi mãi xứng đáng là một địa chỉ tin cậy của ngành học.
IV. Đặc điểm tình hình đơn vị:
Khoa Giáo dục mầm non có 13 giảng viên. Trong đó 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ, số còn lại có trình độ cử nhân.
Năm học 2015 - 2016 khoa đào tạo các lớp:
-02 lớp CĐ GDMN K18: 101 SV (CĐK18A 51, CĐK18B 50)
-02 lớp CĐ GDMN K19: 152 SV (CĐK19A 76, CĐK19B 76)
-01 lớp CĐ GDMN K20: 67 SV
-03 lớp TC GDMN K19: 182 SV (TC K19A 61, TCK19B 61, TCK19B 60)
-02 lớp TC GDMN K20: 103 SV (TCK20A 51, TCK20B 52)
Ngoài công tác đào tạo các lớp chính qui trong năm học, khoa còn đào tạo hệ tại chức, liên thông trình độ Cao đẳng, đại học trong hè.
1. Thuận lợi:
- Khoa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, BGH và sự phối hợp giữa các Phòng, Khoa, Tổ trong nhà trường.
- Hầu hết GV trong khoa đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất, trường lớp khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên giảng dạy và học sinh sinh viên học tập và rèn luyện.
- HSSV trong khoa phần lớn đã có ý thức học tập và rèn luyện nghiêm túc.
2. Khó khăn:
- Trên lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế Tín chỉ, do có sự thay đổi ở nhiều khâu từ biên soạn chương trình chi tiết, tập bài giảng đến việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại nên còn gặp không ít khó khăn.
- Đội ngũ giảng viên của khoa ít, số lượng HSSV nhiều nên có khó khăn trong chủ nhiệm và giảng dạy.
- Đối tượng HS - SV đa dạng, nhiều HSSV là con em dân tộc thiểu số phần lớn thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn