Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhầm nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt trong những năm qua, Hội KH trường CĐSP Quảng Trị luôn coi trọng, duy trì và thực hiện tốt công tác này như là một sứ mệnh xã hội của Nhà trường. Hội khuyến học trường luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc phối hợp với các phân hộicác tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh để đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, nhờ đó phong trào khuyến học trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển sâu rộng, từng bước đạt hiệu quả góp phần tích cực vào phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh. Trong những năm tới, để hội khuyến học trường thật sự là người đồng hành, là cánh tay nối dài hiệu quả cho ngành GD&ĐT trong chăm lo, phát triển sự nghiệp trồng người theo chúng tôi cần tham khảo xây dựng một số mô hình sau:
Thứ nhất, cần tham khảo mô hình ở Singapo. Đó là phải xây dựng được những con người thực hiện được việc học tập suốt đời. Người ta gọi con người đó là công dân học tập với tư cách là thành viên của xã hội học tập. Hiện chưa có định nghĩa chung về công dân học tập. Tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng và phát triển xã hội học tập cùng những đòi hỏi về phẩm chất, năng lực của con người trong xã hội mà người ta định ra mô hình tổng quát về công dân học tập của từng quốc gia. Ví dụ, Singapore là quốc gia – thành phố, không có tài nguyên thiên nhiên. Để trở thành một đất nước hiện đại và giàu có, họ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi người dân trên thị trường quốc tế. Singapore chủ trương xây dựng “Những trường học tư duy, một quốc gia học tập” để thực hiện con người với những phẩm chất sau:
- Tư duy sáng tạo;
- Học tập độc lập;
- Thành thạo công nghệ thông tin;
- Tự tin;
- Đầu óc kinh doanh toàn cầu;
- Hứng thú học tập vì ngày mai;
- Quan tâm và có trách nhiệm với cộng đồng;
- Đóng góp nhiều cho xã hội.
Thứ hai, phân hội khuyến học Khoa Giáo dục Mầm non đề xuất tên gọi mô hình Học bổng kết nối những trái tim. Trong đó cần khai thác sức mạnh của mạng xã hội để kết nối. Hoạt động này chúng ta vẫn thường gặp đâu đó trên facebook chẳng hạn, nhưng đôi lúc do tính chất mạng xã hội nên chưa tạo được niềm tin cho người khác. Vì vậy, hoạt động này cần phải thực hiện có tổ chức, chính thống và rõ nét sẽ tạo ra những hiệu ứng đẹp trong xã hội. Ðó không chỉ là một học bổng hỗ trợ vật chất cho các em sinh viên khó khăn tiếp tục ăn học mà nó còn tạo nên một cầu nối tình cảm giữa sinh viên với ân nhân, tạo nên mối liên hệ thân tình, mang nặng ân tình giữa người trao và người nhận. Trong đó, người quản trị tổ chức sẽ tìm những sinh viên có hoàn cảnh thực sự khó khăn cần được xã hội giúp đỡ, mô tả những khó khăn và những tiềm năng phát triển của sinh viên ấy trong tương lai, sử dụng mạng xã hội để kết nối rộng rãi đên các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các mạnh thường quân…Từ đó giúp cho sinh viên có được những sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần, học tập và làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn