QUY CHẾ NỘI TRÚ NGOẠI TRÚ
[ Ngày đăng: 19/06/2015 16:10:50, lượt xem: 3422 ]

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

____________________

Số: 27 /2009/TT-BGDĐT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 Hà Nội, ngày 19 tháng 10  năm 2009

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 27/2009/TT-BGDĐT

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2009

BAN HÀNH QUY CHẾ NGOẠI TRÚ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY

 

 

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 12 năm 2009 và thay thế Quyết định số 43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển

 

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

____________________

Số: 27 /2009/TT-BGDĐT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 Hà Nội, ngày 19 tháng 10  năm 2009

 

QUY CHẾ

NGOẠI TRÚ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,

CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú; công tác học sinh, sinh viên ngoại trú; trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên ngoại trú hệ chính quy trong đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường), các tổ chức và cá nhân có liên quan đến ngoại trú của học sinh, sinh viên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Học sinh, sinh viên ngoại trú là học sinh, sinh viên không ở trong khu nội trú của nhà trường.

2. Cư trú là việc thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm, một khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam .

Điều 3. Mục đích

Tạo cơ sở pháp lý để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và hỗ trợ cho học sinh, sinh viên ngoại trú có môi trường ăn, ở, sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nền nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nơi cư trú.

Điều 4. Yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của chính quyền địa phương

2. Nắm được tình hình học sinh, sinh viên, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với địa phương, gia đình học sinh, sinh viên ngoại trú.

4. Hỗ trợ, giúp đỡ HSSV ngoại trú đảm bảo an toàn, trật tự, văn hóa ở nơi cư trú.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Điều 5. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.

3. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú.

Điều 6. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.

3. Phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.

4. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời h ạn 20 ngày.

5. Học sinh, sinh viên ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại nơi có hộ khẩu thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại các khoản 1, 2, 4 của Điều này.

Chương III

CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Điều 7. Công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú

1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên; hướng dẫn và tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú ngay từ khi nhập học.

2. Lập kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.

3. Lập sổ học sinh, sinh viên ngoại trú (Phụ lục số II), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi nơi cư trú của học sinh, sinh viên ngoại trú

Điều 8. Công tác phối hợp

1. Lập kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình về nhà trọ để tư vấn, giới thiệu chỗ ở cho học sinh, sinh viên có nhu cầu.

2. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, các ngành có liên quan tổ chức hội nghị giao ban hàng năm giữa nhà trường và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.

3. Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của HSSV.

 Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG,

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 9. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường

1. Căn cứ điều kiện cụ thể của nhà trường, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên theo quy định tại chương III của Quy chế này,

2. Phê duyệt kế hoạch hoạt động công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú hàng năm của trường và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

3. Bố trí cán bộ làm công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.

4. Bảo đảm các điều kiện nhằm phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.

5. Có cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên ngoại trú thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

6. Phối hợp với sở giáo dục và đào tạo tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Điều 10. Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và sơ kết hàng năm công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên theo nội dung Quy chế này đối với các nhà trường trực thuộc sở giáo dục và đào tạo.

2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định quản lý nhà trọ cho học sinh, sinh viên và quy chế phối hợp quản lý học sinh, sinh viên ở ngoại trú.

3. Chủ trì, phối hợp với ban, ngành ở địa phương, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp kiểm tra, đánh giá về tình hình HSSV ngoại trú.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Các nhà trường kịp thời báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan những vụ việc xảy ra có liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.

2. Kết thúc năm học nhà trường tổng kết công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, đồng thời gửi sở giáo dục và đào tạo địa phương để tổng hợp (Phụ lục số I).

3. Các sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, đánh giá tình hình công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trên địa bàn, bổ sung Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi kết thúc năm học.

Điều 12. Kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương, cơ quan có liên quan và các nhà trường theo thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên hàng năm.

2. Học sinh, sinh viên ngoại trú vi phạm khoản 3 Điều 6 của Quy chế này sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; vi phạm khoản 4 Điều 6 của Quy chế này lần thứ nhất xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, các lần vi phạm tiếp theo trong năm học xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; các vi phạm khác xử lý theo khung xử lý kỷ luật của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

3. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên được xem xét khen thưởng theo quy định.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 1

ĐƠN VỊ: ………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

Kính gửi: …………………………………………………………………………………..

BÁO CÁO CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ NĂM HỌC ……………

 

TT

Trình độ đào tạo

Tổng số HSSV toàn trường

HSSV ngoại trú

Số lần nhà trường đi kiểm tra nơi ngoại trú của HSSV

Số lần phối hợp với địa phương kiểm tra, giao ban

Số HSSV bị kỷ luật do vi phạm quy chế HSSV ngoại trú

Tổng số HSSV ngoại trú

Số HSSV thuê nhà trọ

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ học tập 1 năm học

Buộc thôi học

Hình thức xử lý khác

 

1

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trung cấp chuyên nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thành tích của trường trong công tác HSSV ngoại trú:..........................................................................................

..............................................................................................................................................................................

- Đề xuất, kiến nghị:................................................................................................................................................

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

………, ngày …..tháng…..năm 20…..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 2

ĐƠN VỊ: ……………………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

 

 

 

SỔ

THEO DÕI QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ (DIỆN THUÊ NHÀ TRỌ)

 

STT

Họ và tên HSSV

Ngày tháng năm sinh

Mã sinh viên

Lớp

Khoa

Họ và tên chủ nhà trọ

Địa chỉ nơi cư trú

Số điện thoại của chủ nhà trọ

Ngày đăng ký cư trú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu lý: Trong sổ của trường có ảnh của HSSV ngoại trú

………, ngày …..tháng…..năm 20…..
NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Tên văn bản : Thông tư ban hành quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
Loại văn bản : Thông tư
Số hiệu : 27/2009/TT-BGDĐT
Ngày ban hành : 19/10/2009
Cơ quan ban hành : Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Người ký : Nguyễn Vinh Hiển,
Ngày hiệu lực :
Văn bản liên quan : 0    Đóng


 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Số: 43/2002/QĐ-BGDĐT                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

      Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2002        

                  

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế Công tác học sinh, sinh

viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị,

 QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Điều 2Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

Công tác học sinh, sinh viên ngoại

trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

(ban hành kèm theo Quyết định số

43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định chung.

1. Học sinh, sinh viên không ở trong các ký túc xá do nhà trường quản lý được gọi là học sinh, sinh viên ngoại trú.

2. Học sinh, sinh viên ngoại trú phải chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương và có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường và chính quyền địa phương trong công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 2Đối tượng điều chỉnh.

Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú này được áp dụng thống nhất cho học sinh, sinh viên ngoại trú thuộc tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước: Đối với học sinh, sinh viên nước ngoài có quy định riêng.

Điều 3. Mục tiêu, yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

1. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhằm các mục tiêu sau đây:

a) Góp phần rèn luyện học sinh, sinh viên ngoại trú trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường;

b) Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong việc quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú; bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú;

c) Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong học sinh, sinh viên ngoại trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma túy.

2. Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường, trước hết giữa Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường.

b) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương.

c) Sâu sát kịp thời trong việc nắm bắt thực trạng học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nội dung quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú của nhà trường.

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

2. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trường về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú phù hợp với các quy định của Quy chế này.

3. Tổ chức bộ máy quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.

4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường.

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.

2. Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác học sinh, sinh viên ngoại trú của trường.

3. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác học sinh, sinh viên ngoại trú theo quy định của Quy chế này.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng (Ban) Quản lý học sinh, sinh viên.

1. Phối hợp với công an, chính quyền địa phương nơi có học sinh, sinh viên của trường thường trú hoặc đang tạm trú để:

a) Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư đối với học sinh, sinh viên ngoại trú.

b) Tổ chức gặp mặt định kỳ (ít nhất mỗi học kỳ một lần) với học sinh, sinh viên ngoại trú để cung cấp những thông tin về nhà trường, địa phương và lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

c) Giao ban ít nhất mỗi năm một lần để thông báo giữa nhà trường với công an và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, từ đó đề ra những biện pháp phối hợp nhằm quản lý tốt học sinh, sinh viên ngoại trú.

2. Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường và quy định của chính quyền địa phương.

3. Cấp giấy chứng nhận cho học sinh, sinh viên của trường được phép ở ngoại trú để công an phường (xã, thị trấn) có cơ sở giải quyết cho đăng ký tạm trú.

4. Lập danh sách trích ngang học sinh, sinh viên ngoại trú theo từng đơn vị lớp, khoa, ghi rõ đầy đủ địa chỉ thường trú hoặc tạm trú (họ và tên chủ nhà, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), và ngày đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

5. Kết thúc mỗi học kỳ, năm học thu giấy nhận xét của công an (theo mẫu Phụ lục số 1 kèm theo) đối với học sinh, sinh viên ngoại trú về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những khuyết điểm vi phạm của học sinh, sinh viên.

6. Căn cứ vào nhận xét của công an để kết hợp với việc phân loại học sinh, sinh viên theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Phối hợp với chính quyền và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh địa phương để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên ngoại trú.

Điều 7. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên ngoại trú.

1. Làm thủ tục đăng ký ở ngoại trú với nhà trường (theo mẫu Phụ lục số 2 kèm theo), để đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và quy định của Quy chế này.

Riêng đối với học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi trường đóng và cùng ở với gia đình, chỉ làm đơn không cần có ý kiến của công an phường (xã, thị trấn).

2. Khi được phép của công an phường (xã, thị trấn) cho đăng ký tạm trú, chậm nhất sau 15 ngày học sinh, sinh viên phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình: họ tên chủ nhà trọ, số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã, thị trấn), quận (huyện), điện thoại liên hệ (nếu có).

3. Học sinh, sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng với chủ nhà trọ; không đưa người khác vào nhà trọ khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà trọ; báo với chủ nhà trọ đăng ký tạm vắng với công an phường (xã, thị trấn) trong trường hợp rời khỏi nhà trọ từ 24 giờ trở lên.

4. Khi thay đổi chỗ ở ngoại trú mới, học sinh, sinh viên phải làm đơn xin phép nhà trường để làm lại thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường (xã, thị trấn) và phải báo cáo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú mới của mình.

5. Học sinh, sinh viên phải cam kết với nhà trường và công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương về trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.

6. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.

7. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại.

b) Tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại dâm và đua xe trái phép.

c) Tàng trữ, lưu hành, sử dụng hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, các tài liệu có nội dung phản động.

d) Gây ồn ào, mất trật tự và các hành vi thiếu văn hóa khác; gây gổ, kích động đánh nhau; tổ chức băng nhóm, bè phái, tụ tập gây rối trật tự, trị an; gây ô nhiễm môi trường nơi đang ở.

đ) Truyền đạo trái phép, truyền bá mê tín, hủ tục.

8. Mười lăm (15) ngày trước khi kết thúc học kỳ, học sinh, sinh viên phải nộp Giấy nhận xét của công an phường (xã, thị trấn) nơi đang ngoại trú cho nhà trường.

Điều 8. Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú.

1. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên đĩa bàn; được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.

2. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan có liên quan khác về những vấn đề có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 9. Khen thưởng.

1. Tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác học sinh, sinh viên ngoại trú được khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Học sinh, sinh viên có thành tích trong công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ sẽ được nhà trường xét khen thưởng và tính điểm rèn luyện.

Điều 10. Kỷ luật.

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Học sinh, sinh viên vi phạm Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập, buộc thôi học (theo Khung xử lý kỷ luật kêu theo Quy chế này)./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT HỌC SINH, SINH VIÊN VI PHẠM QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

(ban hành kèm theo Quyết định số 43/2002/QĐ-BGDĐT ngày 22/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Số thứ tự

Nội dung vi phạm

kỷ luật

Số lần vi phạm và hình thức kỷ luật

 

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình chỉ

1 năm

Buộc

thôi học

 

1

Vào năm học mới sau 1 tháng không khai báo chỗ ở.

2 lần

3 lần

 

 

 

 

2

Lấy cắp tài sản của nhà trọ và dân địa phương

Tuỳ theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

 

 

3

Làm ô nhiễm môi trường, gây ồn ào ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư, bị chính quyền địa phương lập biên bản

1 lần

2 lần

Tuỳ theo mức độ và số lần vi phạm

 

 

4

Tổ chức, tham gia đánh bạc ăn tiền, số đề

Tuỳ theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

 

 

5

Gây gổ đánh nhau gây thương tích

 

1 lần

2 lần

3 lần

 

 

6

Không thanh toán tiền thuê trọ cho chủ nhà, bị chủ nhà khiếu nại

2 lần

3 lần

Tuỳ theo tính chất và số lần vi phạm

 

 

7

Tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy tham gia các hoạt động truyền đạo trái phép, mê tín, dị đoan, bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản

 

 

1 lần

 

2 lần

 

3 lần

 

 

8

Sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, rủ rê người khác sử dụng ma túy

 

 

 

1 lần

 

 

9

Sử dụng ma túy

(Xử lý theo quy định xử lý học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý)

 

 

10

Tham gia hoạt động mại dâm

 

1 lần

2 lần

3 lần

 

11

Chứa chấp, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng quốc cấm, hàng lậu, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại

Tuỳ theo mức độ mà bị xử lý khiển trách đến buộc thôi học

 

 

12

Đưa phần tử xấu vào nhà trọ để thực hiện các hành vi phạm pháp, bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản

 

 

1 lần

2 lần

 

13

Tham gia đua xe trái phép

 

 

1 lần

2 lần

 

14

Tham gia lôi kéo người khác biểu tình, vẽ tranh, viết sách báo, truyền đơn trái pháp luật

 

 

 

1 lần

 

                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

GIẤY XÁC NHẬN HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Công an Phường (xã, thị trấn)..........................................................Quận (huyện, thành phố)..................................................... Tỉnh (thành phố).... ..................................................

Chứng nhận: Anh (Chị)..............................................................................

Là học sinh, sinh viên lớp................. Khoa.........................trường.............

Đã đăng ký tạm trú tại nhà ông (bà)...........................................................

Số nhà .............đường phố (thôn, xóm)............phường (xã, thị trấn)..........

Từ ngày................................đến ngày......................................................

Chúng tôi nhận xét về học sinh, sinh viên.................................................. ........................................................................đang tạm trú tại địa phương như sau:

1. Ý thức chấp hành luật pháp Nhà nước, quy định của địa phương:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Những thành tích đóng góp cho địa phương:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Những khuyết điểm, vi phạm:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............ngày......tháng.......năm 200.....

Trưởng Công an phường (xã, thị trấn)

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc

GIẤY XIN ĐĂNG KÝ Ở NGOẠI TRÚ

Kính gửiCông an Phường (Xã, Thị trấn)....................................

Tôi tên là:........................................................sinh ngày............................

Hiện nay đang học tại lớp..................... khoa.........................trường..........

Số thẻ học sinh, sinh viên:..................................số CMND........................

Cấp ngày.............................. tại.................................................................

Hộ khẩu thường trú tại Xã (Phường, Thị trấn) ...........................................

Quận (Huyện, Thành phố).................................. Tỉnh (Thành phố)............

Tôi xin đề nghị Công an Phường (Xã, Thị trấn)..........................................

Cho phép tôi được ở ngoại trú tại nhà Ông (Bà)............................số nhà.....

đường phố (thôn, xóm)........................................ Phường (Xã, Thị trấn)

Quận (Huyện, Thành phố)......................................... Tỉnh (Thành phố)......................................................................

Quan hệ với chủ hộ đang ở:........................................................................

Thời gian xin ngoại trú từ ngày......................... tháng............................. năm.......................... đến ngày.............. tháng...................năm.................

Tôi xin cam đoan thực hiện tốt các quy định của địa phương và Quy chế Công tác học sinh, sinh viên ngoại trú.

Ý kiến của Nhà trường

Ngày........ tháng........ năm 200.......

 

Người làm đơn

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 
 

 

 


Số: 27/2011/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 

 


Hà Nội, ngày 27  tháng 06  năm 2011

 

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

 
 

 

 


Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định: 

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong  các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Thông tư này thay thế Quyết định 2137/GD-ĐT ngày ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Quyết định số 41/2002/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định 2137/GD-ĐT ngày ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc đại học, học viện, Trung tâm giáo dục thường xuyên Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ  trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo;

- Uỷ ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội;

- Ban Tuyên giáo TW;

- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Kiểm toán nhà nước;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ GD&ĐT;

- Như Điều 3;

- Lưu: VT, PC, Vụ CT HSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã kí

 

 

Trần Quang Quý

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CÔNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục

 thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

(Ban hành kèm theo Thông tư số  27 /2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06   

 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 
 

 


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV) nội trú; nội dung công tác HSSV nội trú; hệ thống tổ chức, quản lý.

2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở trong khu nội trú (sau đây gọi chung là HSSV nội trú) của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các quy định về nội trú theo Quy chế trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 2. Yêu cầu của công tác HSSV nội trú

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với công an, chính quyền địa phương và gia đình HSSV kịp thời giải quyết các vụ việc có liên quan đến HSSV và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú.

3. Khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của HSSV nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Điều 3. Khu nội trú

1. Khu nội trú là nơi để HSSV tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý.

2. Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên  gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt.

3. khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho HSSV trong khu nội trú.

4. Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung.

5. Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú.

6. Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của HSSV, bảo đảm an toàn, thuận tiện.

7. Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của HSSV nội trú.

Điều 4.  Đối tượng ưu tiên tiếp nhận ở nội trú

Khi tiếp nhận HSSV vào ở nội trú, trong trường hợp số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của khu nội trú thì thứ tự ưu tiên  theo đối tượng HSSV như sau:

1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, HSSV khuyết tật.

2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người có công.

3. HSSV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.

5. Con mồ côi cả cha và mẹ.

6. HSSV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

7. HSSV nữ.

8. HSSV tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ

Điều 5. Quyền của học sinh, sinh viên nội trú

1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong khu nội trú theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.

2. Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong khu nội trú.

3. Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu nội trú.

4. Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý khu nội trú và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên trưởng ban quản lý khu nội trú của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV trong khu nội trú.

Điều 6. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên nội trú

1. Thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định của Luật Cư trú hiện hành. Nếu vắng mặt tại khu nội trú quá 1 ngày phải báo với Ban quản lý khu nội trú.

2. Chấp hành các quy định của khu nội trú về việc tiếp khách trong phòng ở, giờ tự học, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, không gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của HSSV khác trong phòng ở và khu nội trú. Đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong khu nội trú.

3. Tiết kiệm điện, nước, phòng chống cháy nổ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung trong khu nội trú.

4. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp đồng.

5. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của khu nội trú phải bồi thường theo quy định của Ban quản lý khu nội trú.

6. Phản ánh kịp thời các vụ việc xảy ra trong khu nội trú liên quan đến HSSV vi phạm nội quy, quy chế và các đề xuất, kiến nghị chính đáng với Ban quản lý khu nội trú.

7. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động khác do nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú tổ chức; tích cực tham gia xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn.

Điều 7. Các hành vi HSSV nội trú không được làm

1. Cải tạo phòng, thay đổi hoặc tự ý di chuyển trang thiết bị trong phòng ở; gây mất trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường; viết vẽ, che chắn làm mất mỹ quan trong phòng ở và khu sinh hoạt chung của khu nội trú.

2. Chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng ở nội trú đã ký với nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú.

3. Tự ý đưa người lạ vào phòng ở của khu nội trú khi chưa được phép của Ban quản lý khu nội trú.

4. Sản xuất, tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phát tán các loại vũ khí, chất gây cháy, gây nổ, hóa chất độc hại, ma túy và các chế phẩm của ma túy, các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, mại dâm dưới mọi hình thức.

5. Truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo và các hành vi bị cấm khác trong khu nội trú.

Chương III

NỘI DUNG CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ

Điều 8. Tiếp nhận HSSV vào ở nội trú

Căn cứ đơn xin ở nội trú của HSSV viết theo mẫu của nhà trường; đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 4 có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của khu nội trú, nhà trường xem xét, ký hợp đồng sắp xếp chỗ ở nội trú với HSSV.

Điều 9. Công tác quản lý HSSV nội trú

1. Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội quy của nhà trường về công tác HSSV nội trú.

2. Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho HSSV ở nội trú với công an xã, (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn HSSV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi HSSV nội trú theo mẫu quy định ( tại Phụ lục số II của Quy chế này), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của HSSV nội trú.

4. Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của HSSV trong khu nội trú và xử lý các vi phạm.

5. Tổ chức các hoạt động tự quản của HSSV để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của HSSV nội trú.

6. Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú với đại diện HSSV nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của HSSV nội trú.

7. Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.

 

 

Điều 10. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

1. Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của HSSV và các thiết bị khác trong khu nội trú.

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu nội trú.

3. Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các hoạt động tự quản của HSSV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú.

4. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn HSSV bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

5. Định kỳ phun thuốc đề phòng dịch bệnh trong khu nội trú. Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.

6. Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho HSSV nội trú.

Điều 11. Các hoạt động hỗ trợ cho HSSV nội trú

1. Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, Internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong khu nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của HSSV để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho HSSV nội trú.

2. Tổ chức các phòng tự học, đọc sách, báo, xem ti vi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ phục vụ HSSV nội trú.

3. Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho HSSV nội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của HSSV, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, học tập, hướng nghiệp và việc làm cho HSSV trong khu vực nội trú.

5. Tùy điều kiện từng trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu ăn chung cho HSSV trong khu nội trú.

6. Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ HSSV trong khu nội trú.

Điều 12. Công tác phối hợp

1. Chủ động phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn khu nội trú, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong khu nội trú.

2. Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác trong trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho HSSV nội trú, thực hiện nếp sống văn minh trong khu nội trú.


Chương IV

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ

         Điều 13. Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV nội trú

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV nội trú của trường gồm có Hiệu trưởng, phòng (ban) công tác HSSV, Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú, cán bộ làm công tác quản lý khu nội trú.

Căn cứ điều kiện của địa phương, nhà trường, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV nội trú phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác HSSV nội trú theo quy định tại Quy chế này.

Điều 14. Trách nhiệm của Hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp

1. Căn cứ quy định của Quy chế này, ban hành nội quy, quy định cụ thể công tác HSSV nội trú phù hợp với điều kiện cụ thể của trường và tổ chức thực hiện công tác HSSV nội trú theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

2. Phê duyệt kế hoạch hoạt động công tác quản lý HSSV nội trú hàng năm của trường; kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, nhà ăn, các công trình hạ tầng của khu nội trú.

3. Xét duyệt danh sách HSSV thuộc diện được miễn hoặc giảm phí nội trú (nếu có), hỗ trợ HSSV khuyết tật, HSSV có điều kiện kinh tế khó khăn.

4. Bảo đảm các điều kiện phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong công tác HSSV nội trú.

5. Quy định hoạt động của các khu nội trú do tổ chức, cá nhân xây dựng trong khuôn viên của nhà trường thực hiện theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Điều 15. Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

1. Căn cứ quy định của Quy chế này, ban hành nội quy, quy định cụ thể công tác HSSV nội trú trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng bậc học.

2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai công tác HSSV nội trú của các nhà trường trực thuộc trên địa bàn theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Điều 16. Trách nhiệm của Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.

1. Tổ chức, triển khai thực hiện công tác HSSV nội trú theo đúng quy định của Quy chế này và quy định cụ thể của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác quản lý HSSV nội trú hàng năm của đơn vị; xét duyệt danh sách HSSV khuyết tật, HSSV có điều kiện kinh tế khó khăn được miễn, giảm phí nội trú.

Điều 17. Trách nhiệm của phòng (ban) công tác HSSV

1. Phòng (ban) công tác HSSV thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, Quy chế Học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học.

2. Phối hợp với Ban quản lý khu nội trú trong công tác quản lý, giáo dục toàn diện cho HSSV trong khu nội trú.

3. Phối hợp với Ban quản lý khu nội trú giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra có liên quan và công tác khen thưởng, kỷ luật HSSV nội trú.

Điều 18. Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú

Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban (bộ phận) quản lý khu nội trú để thực hiện các nội dung công tác HSSV nội trú theo quy định tại Chương III của Quy chế này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Chế độ báo cáo

1. Các nhà trường kịp thời báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan những vụ việc nghiêm trọng xảy ra liên quan đến HSSV nội trú.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp tình hình về công tác HSSV nội trú của các nhà trường trực thuộc, các nhà trường thuộc UBND tỉnh, thành phố quản lý và các nhà trường ngoài công lập trên địa bàn báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I) trước 30 tháng 7 hàng năm.

3. Các nhà trường trực thuộc các bộ, ngành khác báo cáo cơ quan chủ quản theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I), cơ quản chủ quản tổng hợp tình hình gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30 tháng 7 hàng năm.

4. Các nhà trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào, kết thúc năm học báo cáo tình hình công tác HSSV nội trú gửi trực tiếp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu quy định (tại Phụ lục số I) trước 30 tháng 7 hàng năm.

Điều 20. Kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

1. Các sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan có liên quan và các nhà trường theo thẩm quyền tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV nội trú.

2. HSSV nội trú vi phạm các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này, tùy theo mức độ sẽ bị nhà trường xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách nếu vi phạm lần 1, cảnh cáo nếu vi phạm lần thứ 2 trở lên hoặc bị xem xét, chấm dứt hợp đồng ở khu nội trú. Những vi phạm khác xử lý kỷ luật theo quy định của Quy chế HSSV các trường trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đối với HSSV chính quy, Quy chế Học viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thức vừa làm vừa học và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác HSSV nội trú được xem xét khen thưởng theo quy định.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Đã kí

 

 

Trần Quang Quý


Phụ lục số I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27 /2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06

 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

 

ĐƠN VỊ: ………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: ……………………………………………………

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ NĂM HỌC ………………

 

 

 

 

TT

 

 

 

Trình độ đào tạo

Tổng số chỗ ở nội trú

Số HSSV nội trú

Số lần kiểm tra HSSV trong năm

Số lần tổ chức hoạt động VH, VN, TDTT

Số lần phối hợp công tác với địa phương

Nhà ăn sinh viên

Số HSSV bị kỷ luật do vi phạm nội quy, quy chế HSSV nội trú

Quy mô

Số HSSV ăn hàng ngày

Khiển trách

Cảnh cáo

Bị chấm dứt hợp đồng ở KNT

Đình chỉ học tập 1 năm

Buộc thôi học

1

Đại học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cao đẳng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trung cấp chuyên nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Giáo dục phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thành tích của trường trong công tác HSSV nội trú: ...................................................................................................................................................................

- Đề xuất, kiến nghị:………………………………………………………………………………………………………………………………………….........

 NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

……………, ngày........tháng........năm 20.......

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục số II

(Ban hành kèm theo Thông tư số  27 /2011/TT-BGDĐT ngày  27 tháng 06   

 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

ĐƠN VỊ: ………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc

SỔ

THEO DÕI QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ

 

TT

Họ và tên HSSV

Ngày tháng năm sinh

Mã sinh viên

 

Lớp, khoa

Ngày ở nội trú

Ở nhà, phòng

Đối tượng ưu tiên

Số ĐT liên hệ của HSSV

 (nếu có)

Địa chỉ liên hệ với gia đình

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                        ................., ngày.......tháng.......năm 20........

                                                                                                                                       NGƯỜI LẬP DANH SÁCH                                                                                                                                                                             (Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

 

 

 

 

 

 

 

Tin nổi bật

Hình Ảnh

Thống kê

Lượt truy cập:9840604
Đang online:1016

Video

Liên kết