A A+
ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA ĐỀ THI – BỘ CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
[ Ngày đăng: 27/04/2013 2:45:03 SA, lượt xem: 4054 ]

ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC

CỦA ĐỀ THI – BỘ CÔNG CỤ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

 Trần Thị Thanh Huyền

Để nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, việc đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên là một vấn đề rất quan trọng, trong đó việc sử dụng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) như là một công cụ để đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao hiệu quả của việc dạy học tích cực, đang được áp dụng một cách có hiệu quả. Đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, việc áp dụng hình thức thi TNKQ vẫn còn là mới mẻ, mặc dù đã có quy định về quy trình biên soạn các câu hỏi thi TNKQ nhưng việc biên soạn cụ thể tại các nhà trường vẫn nặng về tính chủ quan và cũng chưa có các công trình nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể về chất lượng của các bộ đề thi TNKQ. Việc các nhà trường tự đánh giá chất lượng các bộ đề thi TNKQ cũng như tìm các biện pháp nâng cao chất lượng các bộ đề TNKQ là rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

 

Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần thêm một vài từ. Đây là một phương pháp có khả năng đánh giá được các mức độ nhận thức của người học. Thông thường, một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi hơn một bài trắc nghiệm tự luận; mỗi câu hỏi có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại là phương án nhiễu. Tuy nhiên, TNKQ chỉ có việc chấm điểm là khách quan, tính chủ quan có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra và việc định ra câu trả lời. Nhiều người thường gọi tắt TNKQ là “trắc nghiệm”, do vậy khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta ngầm hiểu  đây là TNKQ. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đến nay các chuyên gia về phương pháp dạy học của nhiều nước trên thế giới  đã thừa nhận việc KT - ĐG bằng trắc nghiệm có khả năng đảm bảo tính khách quan cao.

  Tuy nhiên để có thể đo được chính xác kết quả học tập của học sinh thì cần phải có bộ công cụ đo lường - các đề thi đảm bảo độ tin cậy, độ hiệu lực và độ phân biệt, điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế, thử nghiệm và đánh giá bằng khoa học đo lường (bằng phần mềm Quest hoặc Conquest và SPSS).

Độ tin cậy của đề thi – bộ công cụ trắc nghiệm

Trong các nghiên cứu khoa học, giá trị khoa học của các số liệu thu được phụ thuộc chủ yếu vào độ tin cậy và độ giá trị của bộ công cụ đo dùng để đo lường. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn những bộ công cụ đã được chuẩn hoá, đặc biệt là trong những nghiên cứu đòi hỏi phải thiết kế ra các bộ công cụ đo mới phù hợp với lĩnh vực đang nghiên cứu. Do đó bắt buộc nhà nghiên cứu phải đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của công cụ đo, trước khi sử dụng các số liệu thu được từ bộ công cụ đó nhằm rút ra các kết luận hoặc suy đoán.

(Chi tiết xem file đính kèm)

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Công Khanh, 2004, Đánh giá và đo lường trong KHXH, NXB chính trị QG, HN
  2. Thorndike & Haghen, Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo dục, Bản dịch của ĐHQGHN – Tài liệu lưu hành nội bộ.

Đính kèm:
 
Đang trực tuyến: 1102
Tổng lượt truy cập: 9841087
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM QUẢNG TRỊ
Top
script type="text/javascript"> $(function () { $("#ScrollTop").click(function () { $('html, body').animate({ scrollTop: $("#tophead").offset().top }, 1000); }); if (document.body.offsetWidth <= 1024) { $(".wrapper:not(.wrapper2)").css("overflow", "hidden"); } }); var font = 13; function ChangeFont(add) { font += add; $("#body *").css("font-size", font + "px"); }